Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2023 Bộ GD&ĐT đề nghị xác minh, xử lý nghiêm |
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởn Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, hôm qua (5/12), Bộ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị tiếp tục chỉ đạo xác minh làm rõ, bởi theo ông: “Sự việc xảy ra, tất cả chúng ta đều thấy mức độ nghiêm trọng và không thể chấp nhận được”.
Theo đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan. Sự việc đầu tiên cần làm rõ là nguyên nhân khách quan, thấu đáo trên cơ sở đó phải có biện pháp để xử lý nghiêm. Xem xét trách nhiệm liên quan đến giáo viên, lãnh đạo nhà trường, học sinh và cả phụ huynh để có biện pháp xử lý cần thiết, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhìn nhận, thời gian qua cũng có những vụ việc tương tự diễn ra. Vì vậy, vấn đề bạo lực học đường là vấn đề chung chúng ta phải quan tâm. Biện pháp xử lý kỷ luật đối với một vụ việc cụ thể là trước mắt nhưng căn cơ là biện pháp giáo dục và công tác quản lý.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang. |
Trước hết, phải xem xét quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Trong quá trình tuyển dụng cần đánh giá cả về chuyên môn và kĩ năng xử lý, công tác giáo dục tuyên truyền ở lớp, ở trường đối với học sinh như thế nào. Bộ đã có những văn bản hướng dẫn đầy đủ nhưng công tác triển khai cụ thể, kỹ năng của từng giáo viên như thế nào thì cần có sự theo dõi thường xuyên và có biện pháp đánh giá.
Một vụ việc như vậy dẫn đến nhiều hậu quả nên phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa để ngăn vụ việc tương tự xảy ra. Trong quan hệ thầy trò, trong tư tưởng, đạo đức, diễn biến tâm lý... người quản lý lớp phải có những biện pháp quản lý, theo dõi.
Về phía gia đình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, giáo dục không chỉ trong nhà trường mà trong mỗi gia đình phải xem xét cụ thể từng trường hợp. Ngoài ra, trách nhiệm về mặt xã hội, bạo lực học đường cũng là hiện tượng xã hội. Việc giáo dục học sinh không chỉ trong nhà trường và gia đình mà trách nhiệm của toàn xã hội…
Về biện pháp xử lý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục để làm tốt công tác giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đặc biệt về tư tưởng đạo đức và công tác quản lý để phối hợp với phụ huynh.
Cũng tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề đưa dạy thêm - học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó, Thứ trưởng cho biết đây không phải ý tưởng mới.
Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2012, căn cứ Luật đầu tư, Bộ từng có thông tư 17 về việc này nhưng sau đó Luật Đầu tư bỏ ra khỏi danh mục vì vậy Bộ buộc phải bỏ một số điều trong thông tư này. Đến nay, Bộ tiếp tục đề xuất và thực hiện lại.
“Chúng tôi cho rằng, giáo viên tham gia dạy thêm ở 4 hình thức: Thầy cô dạy nhỏ lẻ (dạy gia sư, dạy cho học sinh tại nhà); tham gia dạy thêm ở trung tâm; tự thầy cô tổ chức trung tâm; dạy online, trực tuyến một mình hoặc thêm các đồng nghiệp tham gia tổ chức với quy mô lớn. Việc tổ chức dạy thêm, học thêm không thể cấm được do không có văn bản cụ thể. Do không cấm nên trong thực tế có nhiều vấn đề xảy ra”, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo nói.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc đưa dạy thêm và học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết để việc quản lý tốt hơn, đảm bảo quyền lợi cho người học, chất lượng giáo dục, trách nhiệm của thầy cô.
Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thiện, sửa đổi thông tư để ban hành, quản lý chất lượng, quy định trong trường hợp nào thì được dạy thêm, dạy thêm đối tượng nào…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04
Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11
Giáo dục 17/11/2024 06:28