Chủ động bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ "dịch chồng dịch"

(LĐTĐ) Covid-19 đang tăng cao số ca mắc chủ yếu ở nhóm người cao tuổi, người có nguy cơ cao như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,… Trong khi đó, cúm, viêm phổi và các bệnh đường hô hấp khác đang diễn biến phức tạp trong thời điểm giao mùa, đe dọa nguy cơ “dịch chồng dịch".
TP.HCM: Nhiều trường học tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM: Tái kích hoạt “chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” Chủ động xây dựng phương án, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh

Tại Việt Nam, theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu tháng 4/2023 đến nay, số ca mắc Covid-19 mới và nặng phải nhập viện dù vẫn ở trong tầm kiểm soát nhưng cũng có chiều hướng gia tăng, chủ yếu ở nhóm nguy cơ cao như: Người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai…

Chủ động bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ
Tiêm vắc xin bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ "dịch chồng dịch".

Trong thời điểm giao mùa, các dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khác như cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn, ho gà... cũng có diễn biến phức tạp, đặc biệt nguy hiểm khi đồng nhiễm cùng Covid-19. Trước nguy cơ "dịch chồng dịch", các chuyên gia y tế nhấn mạnh đến việc ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh, phế cầu khuẩn gây đồng nhiễm, bội nhiễm ở bệnh nhân Covid-19 khiến việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài, nguy cơ để lại nhiều di chứng ở hệ thần kinh, hệ hô hấp (xẹp phổi, áp xe phổi, phù phổi, suy hô hấp), hệ vận động. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Viêm phổi do phế cầu khuẩn cực kỳ nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong lên tới 50% ở nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ và người già.

Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng khác như viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm tai giữa, viêm xoang… "Nếu đồng nhiễm cùng tác nhân khác nguy cơ biến chứng nặng như viêm màng ngoài tim, phù thũng, xẹp phổi… ở nhóm này rất cao", bác sĩ Khanh cho biết.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cảnh báo: “Phế cầu khuẩn tàn phá phổi không kém Covid-19. Bệnh có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên thường bị xem nhẹ, hoặc dễ nhầm lẫn với Covid-19 khiến bỏ sót điều trị. Từ đó, người bệnh dễ gặp diễn tiến nặng, phổi bị tàn phá nặng nề dẫn đến tử vong”.

Hiện nay, ca bệnh Covid-19 đang gia tăng trở lại, nếu đồng nhiễm cùng lúc cúm và Covid-19 có thể gây khó khăn trong công tác điều trị, nguy cơ tử vong tăng cao.

Theo nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm chủng sớm vắc xin phòng các bệnh hô hấp như: Vắc xin cúm, vắc xin phế cầu, vắc xin ho gà ở giai đoạn hậu Covid-19 góp phần quan trọng bảo vệ phổi, đường hô hấp, cũng như cải thiện mức độ lây lan cũng như các biến chứng nặng của Covid-19, đặc biệt là với nhóm nguy cơ cao.

Điển hình như vắc xin cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70 - 90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm vi rút, vi khuẩn khác. Một mũi vắc xin cúm có thể giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện và 68% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi, 15 - 45% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp, 46% nguy cơ hen cấp, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường.

Còn với vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC Bạch Thị Chính cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi được tiêm vắc xin phế cầu có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn 35% so với người lớn không được tiêm chủng. Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác với trẻ em và người lớn cho thấy vắc xin phế cầu có khả năng bảo vệ từ 23% - 49% chống lại các vi rút hô hấp liên quan đến viêm phổi, bao gồm cả vi rút SARS-CoV-2 ở người.

"Đặc biệt, vắc xin có thành phần phòng bệnh ho gà (như bạch hầu - ho gà - uốn ván) được chứng minh có khả năng tạo "miễn dịch chéo" với Covid-19 nhờ thành phần epitope giống nhau tạo ra các phản ứng chéo, phòng biến chứng nguy hiểm của Covid-19", bác sĩ Chính khẳng định.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

(LĐTĐ) Lưu lượng mưa quá lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, lại hệ thống thoát nước một số nơi chậm tiến độ khiến Thành phố ngập lụt diện rộng trong những trận mưa vừa qua. Vấn đề đặt ra, cần đẩy nhanh tốc đô thi công các dự án thoát nước.
Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

(LĐTĐ) Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề truyền thống nặn tò he. Thế nhưng, giữa những biến thiên của thời cuộc, tò he đã từng có giai đoạn tưởng chừng mai một. May mắn thay, nơi đất nghề vẫn còn những nghệ nhân thuỷ chung, họ âm thầm gìn giữ và từng bước làm hồi sinh tò he.
Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", cùng với giai cấp công nhân, nông dân (gọi chung liên minh công - nông), đội ngũ trí thức được Đảng xác định là tầng lớp quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đặc biệt, thời kỳ mới, khi kinh tế tri thức mà đỉnh cao là khoa học công nghệ chi phối toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng lớn, muốn cụ thể hóa mục tiêu đất nước hùng cường như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng quan trọng.
Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội luôn được nâng cao về chất lượng. Công đoàn đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức hoạt động theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, trong đó đặc biệt chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.
Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

(LĐTĐ) Trước sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới khá lớn, một số chuyên gia cho rằng, sẽ rủi ro cho nhà đầu tư khi giá vàng Việt Nam cứ mãi “một mình một chợ”.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

(LĐTĐ) Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã phối hợp tốt với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức làm tốt công tác chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng ngày 2/10, tại Thủ đô Hà Nội.

Tin khác

TP.HCM khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi

TP.HCM khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi

(LĐTĐ) Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023” trong ngành y tế Thành phố với chủ đề : “Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ”.
Toàn bộ máy MRI của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM bị hỏng

Toàn bộ máy MRI của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM bị hỏng

(LĐTĐ) Ngày 2/10, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã họp khẩn nhằm thống nhất các giải pháp tình thế khi cả 2 máy MRI tại 2 cơ sở của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đều bị hư hỏng.
TP.HCM phát hiện thêm 1 trường hợp mắc đậu mùa khỉ

TP.HCM phát hiện thêm 1 trường hợp mắc đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận thêm 1 bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ cư trú tại TP.HCM. Tính đến nay, TP.HCM đã ghi nhận 4 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong tổng số 5 trường hợp của cả nước.
Thí điểm điều trị rối loạn trầm cảm tại một số trạm y tế TP.HCM

Thí điểm điều trị rối loạn trầm cảm tại một số trạm y tế TP.HCM

(LĐTĐ) Với sự hỗ trợ của Văn phòng Tổ chức y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa triển khai thí điểm mô hình quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm dựa vào cộng đồng tại một số trạm y tế trên địa bàn Thành phố.
Hội thảo MenaQ7 cho sức khỏe xương và tim mạch: Khẳng định tiềm năng Vitamin K2

Hội thảo MenaQ7 cho sức khỏe xương và tim mạch: Khẳng định tiềm năng Vitamin K2

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Công ty Cổ phần Midu MenaQ7 phối hợp với Tập đoàn Lesaffre tổ chức Hội thảo khoa học: “MenaQ7 với sức khỏe xương và tim mạch 2023”. Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 200 chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe như các bác sĩ, chuyên gia y tế, dược sĩ và các chuyên gia phát triển chiều cao.
Bộ Y tế triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ

Bộ Y tế triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.
Đưa các giải pháp dự phòng, chăm sóc sức khỏe đến gần hơn với người dân Việt Nam

Đưa các giải pháp dự phòng, chăm sóc sức khỏe đến gần hơn với người dân Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific), gọi tắt là Takeda, thuộc Tập đoàn Takeda (Nhật Bản).
Đồng Nai - Bình Dương xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ: Chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa

Đồng Nai - Bình Dương xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ: Chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa

(LĐTĐ) Liên quan đến 2 ca bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở Đồng Nai và Bình Dương mới đây, Ths.BS Lương Chấn Quang - Phó Trưởng khoa Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đã có chia sẻ về 2 ca bệnh này và các biện pháp phòng ngừa.
TP.HCM giám sát người từ vùng có dịch vi rút Nipah

TP.HCM giám sát người từ vùng có dịch vi rút Nipah

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, vi rút Nipah đang lây lan tại bang Kerala miền nam Ấn Độ chưa ghi nhận tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngành y tế TP.HCM vẫn tiếp tục tổ chức giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch.
“Điểm sáng” trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

“Điểm sáng” trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tỉ lệ khám sức khỏe người cao tuổi định kỳ 9 tháng năm 2023 đạt 79,25%, ước năm 2023 đạt 87%, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động