Chọn lối đi riêng cho nghệ thuật sơn mài trên gỗ

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chọn lối đi riêng cho mình bằng việc kết hợp thành công chất liệu sơn mài lên gỗ cho ra những tác phẩm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghệ thuật sơn mài trong không gian tín ngưỡng Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam được đẩy mạnh quảng bá Hạ Thái - Phát huy giá trị làng nghề trong xây dựng nông thôn mới

Nghệ thuật trên nền tảng của người lao động

Xuất phát điểm là họa sĩ thiên hướng dân gian, nhưng Tấn Phát lại có thiên hướng nghệ thuật về người lao động và anh muốn xây dựng yếu tố nghệ thuật trên nền tảng của người lao động. Điều đó được thể hiện ở việc suốt mấy năm liền, anh kiên trì sáng tạo nghệ thuật điêu khắc trên gỗ với dự án 1010 chú trâu, hoàn toàn bằng thủ công với chất liệu sơn mài độc đáo và dự định trưng bày tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây).

Chọn lối đi riêng cho nghệ thuật sơn mài trên gỗ
Họa sĩ, nghệ nhân Tấn Phát

Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng thôn quê Sơn Tây, cách làng cổ Đường Lâm 3km nên họa sĩ Tấn Phát có tình cảm thân thiết với làng quê Việt Nam, đặc biệt là hình ảnh con trâu. Từ nhỏ, anh đã được theo ông nội đi vẽ tượng, học tượng ở đền, chùa nên chất truyền thống và niềm đam mê, yêu mến văn hóa cổ truyền đã ăn sâu vào con người anh, đặc biệt là ở chất liệu sơn mài. Với Tấn Phát, ngoài chất liệu sơn bề mặt, sơn mài còn là vật liệu thuần Việt nhất, mang chất keo được lưu truyền từ đời này đến đời khác. Cá nhân anh cũng theo đuổi sáng tác với chất liệu sơn mài hơn 20 năm qua.

“Mọi công đoạn chuẩn bị triển lãm 1010 chú trâu đã hoàn tất, thế nhưng làn sóng Covid-19 lần thứ 4 ập đến, dù đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào triển lãm này nhưng tôi cũng vui vẻ dừng ngay, mong dịch sớm qua để mọi người được thưởng lãm đàn trâu nghệ thuật của mình”, họa sĩ Tấn Phát cho biết.

Chọn lối đi riêng cho nghệ thuật sơn mài trên gỗ
Dự án 1010 chú trâu hoàn toàn bằng thủ công của nghệ nhân Tấn Phát.

Điểm nổi bật ở những tác phẩm do Tấn Phát tạo ra là anh đã đưa thành công chất liệu sơn mài lên gỗ, đó là một điều rất khó. Chất liệu anh sử dụng trong sản phẩm của mình được lấy hoàn toàn từ tự nhiên thân thiện với môi trường như gỗ, vỏ trai, vỏ trứng. Sơn mài mà anh sử dụng cũng có những nét riêng biệt và độc đáo. Với Tấn Phát, nghệ thuật anh theo đuổi mang tính chất tổng hợp. Muốn phát triển thành “nghệ sĩ đa phương tiện” anh đã tự làm tất cả mọi công đoạn: lên cốt, tự tạo dáng điêu khắc bằng gỗ, tự làm phần sơn mài, làm câu truyện cho tác phẩm của mình.

Có lẽ bởi thế mà những tác phẩm của Tấn Phát đều có có một câu chuyện riêng. Ví dụ cổng làng, hoa văn cổ, gác chuông trong chùa… đều được anh đưa vào sản phẩm tạo nên những câu chuyện sống động. Họa sĩ chia sẻ: “Với tôi, sơn mài và điêu khắc là những phương tiện giúp hướng tới giá trị văn hóa, tình yêu dân tộc, qua đó khơi dậy tình yêu sơn mài, làm nghề thủ công từ các bạn trẻ, tiếp thêm động lực theo đuổi nghề đến các bạn”.

Chọn lối đi riêng cho nghệ thuật sơn mài trên gỗ
Các tác phẩm độc đáo của nghệ nhân Tấn Phát

Là người hoạt động trong cả hai lĩnh vực họa sĩ và nghệ nhân đem lại cho Tấn Phát những lợi thế nhất định: Làm họa sĩ cho khả năng sáng tác tốt, nghệ nhân thì khả năng làm chủ nguyên liệu tay nghề cao, khi kết hợp được các yếu tố đó về góc độ nghề đã đưa ra được cách làm mới, tác phẩm chau chuốt tinh xảo.

Từ các khúc gỗ chơ vơ ở góc vườn, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát đã biến hình thành những chú trâu phủ sơn mài, dát vàng, bạc, quét màu lên và khảm trai, trang trí hoa văn tỉ mỉ, với bề ngoài giàu truyền thống văn hóa dân tộc, tinh tế. Trong đó có những tượng trâu độc đáo với sắc đỏ son, lưng cong lên tượng trưng cho mái vòm của cổng làng, mái nhà, mái đình và còn được hóa rồng. Qua hoa văn cổ, những chú trâu trở nên có hồn cốt hơn bao giờ hết. Ý tưởng thực hiện dự án 1010 tượng trâu sơn mài vốn xuất phát từ tác phẩm Trâu hoa Lạc Việt do anh sáng tạo và đoạt giải nhất nhóm sơn mài trong Cuộc thi thiết kế thủ công mỹ nghệ năm 2020.

"Theo đuổi sơn mài, cần sống như người nông dân"

Chọn lối đi riêng cho nghệ thuật sơn mài trên gỗ
Mỗi tác phẩm là một "câu chuyện" sinh động về trâu

Đó là quan điểm của họa sĩ Tấn Phát khi anh bắt đầu theo đuổi với nghệ thuật sơn mài. Bởi theo anh, nếu đặt vấn đề kinh tế lên tác phẩm thì chỉ cần đúc hàng loạt cái khuôn, rồi cứ thế mà “sản xuất” đại trà. Còn với anh, để làm ra 1010 con trâu, mỗi con một kiểu dáng, một linh hồn, một hơi thở… thì phải sống như một người nông dân, bình dị như cây cỏ.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhiều đơn vị cũng đã làm hàng ngàn chú trâu để triển lãm, thậm chí còn làm theo kiểu dáng “dễ bán”. Còn với Tấn Phát, “chăn trâu” là một việc làm không thể đong đếm bằng giá trị kinh tế, mà đong bằng trái tim của “người nông dân” dành cho những “người bạn” đồng áng của mình. Bởi thế, nhìn vào tác phẩm của Tấn Phát mới thấy anh thực sự đang cháy hết mình với nghệ thuật.

Ngoài theo đuổi đam mê, Tấn Phát còn đứng lớp giảng dạy truyền đạt lại những kinh nghiệm về sơn mài trên gỗ cho học sinh của mình, năm 2018 anh khai giảng lớp truyền nghề sơn mài để truyền nghề cho những người yêu nghệ thuật. Trong mỗi bài giảng, anh đều muốn gửi gắm cho cho các bạn trẻ đã và đang muốn theo nghề truyền thống sơn mài: "Hãy tự đặt câu hỏi xem mình có thích sơn mài hay không và làm gì cũng phải chấp nhận đánh đổi thời gian, vật chất. Đã theo là theo đến cùng không nên bỏ cuộc, trân trọng giá trị lao động của mình, không nên làm ra những thứ mà đến một lúc nào đó chúng ta thấy hổ thẹn, phải dấu đi…".

Chọn lối đi riêng cho nghệ thuật sơn mài trên gỗ
Nghệ nhân Tấn Phát chia sẻ về dự án 1010 con trâu với mong muốn dịch Covid-19 chấm dứt để trưng bày triển lãm tại Làng cổ Đường Lâm.

Yêu nghề và trăn trở với nghề, Tấn Phát cho rằng, ngày nay nhiều họa sĩ, nghệ nhân lao đọng nghệ thuật gian khổ, làm ra những tác phẩm đẹp, giá trị cao, nhưng lại không đủ “nuôi đam mê”, nuôi nghề, rồi những tác phẩm của mình lại được “bán” cho những đơn vị trung gian, bị lợi dụng tên tuổi để sản xuất đại trà, tác phẩm bị mất bản quyền…

Sắp tới, Tấn Phát sẽ cho ra mắt tác phẩm mang tên gọi “Sương mờ viễn xứ” với chất liệu sơn mài trên gỗ. Tác phẩm là sự tổng hòa giữa nghệ thuật thị giác với giá trị công năng. Ở đó người thưởng thức nghệ thuật vừa ngắm nhìn cảm nhận màu sắc, hình khối vừa tận hưởng cảm giác thư thái từ mùi hương trầm đốt đem lại.

Họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát sinh năm 1983, anh từng đạt được nhiều giải thưởng trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình: Giải Nhất cuộc thi thiết kế thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014 và 2019; Giải cao nhất cuộc thi thiết kế thủ công Việt Nam với tác phẩm “Trâu hoa làng Việt” năm 2020.

Năm 2017, Nguyễn Tấn Phát trở thành một trong những nghệ nhân trẻ nhất được vinh danh tại Lễ trao danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Nguyễn Thái

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

Trong phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn huyện Gia Lâm, Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam nổi lên là một “điểm sáng” về chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng trên mọi lĩnh vực, các Công đoàn cơ sở (CĐCS) cũng không đứng ngoài cuộc. Đặc biệt tại khối doanh nghiệp, nơi người lao động (NLĐ) đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ quá trình số hóa sản xuất và quản trị, các CĐCS đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm thích ứng với thời đại mới.
Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người học đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và con đường học tập. Việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho việc đào tạo được nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao, từ đó thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.

Tin khác

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được tổ chức vào 20h10 ngày 22/4/2025 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương và phát trực tuyến trên các nền tảng truyền thông internet.
Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo công bố chương trình Lễ hội Làng Sen 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, gắn với khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” và quảng bá tour du lịch “Về quê Bác”.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Xem thêm
Phiên bản di động