Nghệ thuật sơn mài trong không gian tín ngưỡng
Tôn vinh nét đẹp trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Giỗ Tổ Hùng Vương - tín ngưỡng "độc nhất vô nhị" Nghiễm Phúc Điện - điểm sáng văn hóa về tín ngưỡng tâm linh ở Thủ đô |
Chúng ta có thể thấy nghệ thuật sơn mài hiện hữu dày đặc trong các không gian tâm linh như phủ bệ thờ, hoành phi câu đối, các đồ thờ tự, cửa võng, các cấu kiện kiến… Xuất phát từ việc xây dựng các công trình kiến trúc như đình, đền, miếu,… sơn mài đã hiện diện như một thành tố không thể thiếu nhằm tôn vinh giá trị của cái đẹp hòa lẫn với tinh thần, tín ngưỡng của cộng đồng.
Nghề sơn mài truyền thống ở Việt Nam xuất phát điểm chủ yếu là sơn mài kỹ nghệ với chức năng trang trí cho các công trình kiến trúc đình, chùa, là chất liệu chính để phủ lên các đồ gia dụng được tạo dáng và chạm khắc công phu, cẩn trọng, nhằm tăng vẻ đẹp và giữ độ bền, đồng thời cũng tạo ra bức tranh trang trí nội thất phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của công chúng.
Sơn mài là loại hình nghệ thuật độc đáo có mặt ở khắp các không gian nghệ thuật và đặc biệt là trong không gian tâm linh, tín ngưỡng của người Việt như đền, chùa, lăng tẩm, di tích kinh thành... (Ảnh minh họa: Cao Tiến) |
Các công trình tâm linh ngoài nhận thức về tâm linh tín ngưỡng, nhu cầu cần phải có những tác phẩm nghệ thuật đẹp, sang trọng, tôn nghiêm, góp phần nâng tầm giá trị cho di tích, thỏa mãn về mặt hình thức.
Chất liệu sơn mài được sử dụng nhiều nhất có lẽ ở các di tích cung đình như quẩn thể; các cung điện, lăng tẩm, có mặt trên hầu hết các hiện vật có ý thức về bố cục như hương án, đồ tự khí, long ngai, long sàng, bài vị, kiệu võng… Từ những đồ thời bằng gỗ mộc được chế tác thô sơ, đơn giản lúc ban đầu, dần dần được chế tác điêu luyện hơn, sắc sảo hơn và được khoác lên một lớp sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Bên cạnh đó, còn có cả kỹ thuật chạm khắc gỗ, kỹ thuật chạm nông được sử dụng để chế tác nên các câu đối và các bức đại tự, hoành phi. Kỹ thuật soi rãnh, chạm nổi, chạm âm, chạm trổ, chủ yếu trên các hương án, khánh thờ, sập thờ, bát bửu… Đặc biệt, bằng kỹ thuật chạm lộng đã đạt đến mức điêu luyện, tài ba của các nghệ nhân xưa, đã thổi hồn cho những đồ sơn mài có vẻ đẹp kiêu sa và sống động hơn trong các công trình di tích đồ sộ.
Không chỉ xuất hiện trong không gian tâm linh, các làng nghề sơn mài còn trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách như các làng nghề Hạ Thái, Sơn Đồng, Bình Vọng, Cát Đằng, Triều Sơn… Ngoài chức năng là một nghề phát triển kinh tế, nghề sơn màu còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhiều dân tộc trên khắp đất nước. Du lịch tâm linh và du lịch làng nghề luôn tạo những mục đích cụ thể cho du khách, họ có thể phát tâm thỏa mãn nhu cầu về tâm linh và khám phá, trải nghiệm sự thú vị, độc đáo cảm nhận được nét riêng nghệ thuật thủ công truyền thống vốn là thế mạnh của quốc gia.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, góp phần phát triển thị trường văn hoá, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật, trao đổi tác phẩm, sản phẩm văn hoá, đầu năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án Xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030.
Theo kế hoạch xây dựng thương hiệu “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra lộ trình cụ thể, trong đó, đẩy mạnh thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của cây Sơn và các vùng làm nguyên liệu để chế tác sơn mài. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, làng nghề và nghệ nhân, nghệ sĩ trong việc đầu tư cho sơn mài là một phần quan trọng trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm, tác phẩm sơn mài.
Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân đầu tư sáng tác bằng Sơn ta truyền thống. Huy động sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến những giá trị truyền thống, giá trị thẩm mỹ, văn hóa của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Sơn mài và Hội họa Sơn mài Việt Nam.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40