Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam được đẩy mạnh quảng bá
Hà Nội phối hợp xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghệ thuật Sơn mài trình UNESCO Triển lãm giao lưu nghệ thuật sơn mài Việt Nam - Hàn Quốc |
Hành trình của sơn mài Việt Nam
Nghề Sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài từ thời kỳ Văn hóa Đông Sơn đến nay và gắn liền với sự hình thành của nhiều làng nghề nổi tiếng. Từ thế kỷ XV-XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) và kỹ thuật thực hiện.
Nghệ thuật sơn mài mỹ thuật ứng dụng tại làng nghề Hà Nội. Ảnh: Bảo Thoa |
Sơn ta trồng ở các vùng trung du phía Bắc nước ta, tập trung ở Phú Thọ nơi có kinh nghiệm nhiều năm ươm trồng và khai thác chất lượng nhựa tốt nhất. Sơn ta được người Việt sử dụng làm chất gắn kết các đồ vật bằng tre, gỗ, giấy, vải,… trang trí kiến trúc, trang trí bề mặt các đồ vật, vừa làm tăng độ bền vừa làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Chất liệu sơn ta được sử dụng cho tất cả các sản phẩm mỹ nghệ, trong cuộc sống dân gian đến cung đình, trong quá trình giao thương và trao đổi hàng hoá thủ công mỹ nghệ với các quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á hoặc các quốc gia phương Tây khác thông qua các thương cảng ở Việt Nam vào thế kỷ XVI, XVII.
Sự kết hợp giữa nghệ thuật phương Tây và chất liệu sơn ta truyền thống của Việt Nam đã đánh dấu một bước phát triển mới, đưa nghệ thuật sơn truyền thống mang đậm tính trang trí sang lĩnh vực hội họa. Sự phát triển tiếp nối mạch nguồn từ sơn ta đến sơn mài được coi là một dòng chảy không gián đoạn giữa quá khứ và hiện tại, cung cấp cho chúng ta những giá trị về lịch sử Sơn mài Việt Nam, đánh dấu sự thay đổi từ sơn mài thủ công truyền thống ở vai trò nghệ nhân, làng nghề, sản phẩm có tính công năng sang Nghệ thuật Sơn mài hiện đại trong vai trò nghệ sĩ sáng tác độc lập và mang tính thưởng ngoạn. Sự chuyển đổi này cũng thể hiện việc thay đổi của chức năng sản phẩm, mục đích sử dụng, kỹ thuật thể hiện, vai trò của chủ thể sáng tác… duy vẫn có điểm chung đó là chất liệu. Điều đó có nghĩa là cây Sơn vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất (sản phẩm thủ công mỹ nghệ) và sáng tác (tác phẩm sơn mài).
Sự chuyển tiếp từ nghệ thuật thủ công truyền thống sang nghệ thuật thưởng ngoạn thông qua kỹ thuật mài cho thấy sự truyền cảm của chất liệu trong mạch nguồn văn hoá truyền thống của cha ông, sự độc đáo và sức hấp dẫn của chất liệu khiến tranh Sơn mài Việt Nam trở nên khác biệt với mọi loại hình nghệ thuật khác, trở thành sản phẩm độc đáo của người Việt Nam phản ánh giá trị thẩm mỹ của người Việt từ trước đến nay.
Quan tâm tới sự phát triển của nghề Sơn và Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam, trong những năm gần đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Viện nghiên cứu, đơn vị đào tạo mỹ thuật, bảo tàng trong nước và các tổ chức nước ngoài đã quan tâm, tổ chức hội thảo liên quan đến nghề Sơn Việt Nam, lịch sử, thành tựu và hạn chế, giải pháp và hướng phát triển… cho thấy vai trò của nghề Sơn và Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, việc xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030 là điều cần thiết dựa trên cơ sở nền tảng truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam hội nhập với thị trường văn hóa quốc tế, góp phần quảng bá nghệ thuật, phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời thiết lập thói quen sử dụng của người dân trong nước và bạn bè quốc tế với các sản phẩm, tác phẩm sơn mài của Việt Nam.
Phổ biến những giá trị truyền thống
Đề án thương hiệu “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030 được Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam góp phần phát triển thị trường văn hoá, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật, trao đổi tác phẩm, sản phẩm văn hoá; Góp phần chấn hưng và khẳng định giá trị của Sơn mài Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh giao lưu, chú trọng quảng bá thương hiệu quốc gia thông qua việc giới thiệu các sản phẩm, tác phẩm Sơn mài Việt Nam trở thành sản phẩm văn hóa, nghệ thuật góp phần xây dựng công nghiệp văn hoá.
Khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân chế tác, sáng tác các sản phẩm, tác phẩm sơn mài trở thành những sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ở trong nước và quốc tế; Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống nghệ thuật Sơn mài Việt Nam. Tôn vinh chất liệu, người trồng cây và người làm công cụ. Tạo điều kiện, đầu tư, hỗ trợ, phát triển vùng trồng cây sơn ở Phú Thọ và các vùng, làng nghề làm nguyên vật liệu để chế tác sơn mài. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về vị trí, vai trò cây Sơn; Là cơ sở đầu tư giáo dục, đổi mới chương trình đào tạo sáng tác trên chất liệu sơn mài trong các trường nghệ thuật theo hướng giữ gìn, phát huy truyền thống nghề Sơn, mở các lớp đào tạo sơn mài truyền thống. Có chính sách khuyến khích con em nghệ nhân học hỏi, duy trì nghề thuyền thống của cha ông, hạn chế sự già hoá nghệ nhân tại các làng nghề thủ công truyền thống.
Theo kế hoạch xây dựng thương hiệu “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra lộ trình cụ thể, trong đó, đẩy mạnh thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của cây Sơn và các vùng làm nguyên liệu để chế tác sơn mài. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, làng nghề và nghệ nhân, nghệ sỹ trong việc đầu tư cho sơn mài là một phần quan trọng trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm, tác phẩm sơn mài; Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân đầu tư sáng tác bằng Sơn ta truyền thống. Huy động sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến những giá trị truyền thống, giá trị thẩm mỹ, văn hóa của các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Sơn mài và Hội họa Sơn mài Việt Nam.
Bên cạnh đó, các bộ ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sản phẩm, tác phẩm “Nghệ thuật Sơn mài”; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nâng cao trình độ về sáng tác, thể hiện tác phẩm, sản phẩm sơn mài cho các họa sĩ, nghệ nhân; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; thu hút và hỗ trợ đầu tư; phát triển thị trường - Xây dựng thương hiệu Quốc gia “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam”; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tích cực tuyên truyền, phổ biến Hội họa Sơn mài và Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Sơn mài trong nước và quốc tế, đăng cai tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Sơn mài quốc tế tại Việt Nam với sự tham gia của các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... /.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40