Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt vi phạm hành chính cao hơn

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn trên toàn địa bàn Thành phố nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cụ thể hóa được Nghị quyết của Bộ Chính trị Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ

Không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm hành chính đang diễn ra rất phức tạp trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo ở Thủ đô, đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp để tăng tính răn đe, phòng ngừa.

Do vậy, Điều 34 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung 3 lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, Điều 35 còn quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính chưa được pháp luật hiện hành quy định là ngừng cung cấp dịch vụ tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

Góp ý nội dung này, Hội Luật gia quận Tây Hồ đồng tình với phương án cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức phạt tiền tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đến Nhân dân và du khách, đồng thời mang tính răn đe khi hành vi vi phạm đó bị cộng đồng xã hội phê phán, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt vi phạm hành chính cao hơn
Đoàn kiểm tra của quận Bắc Từ Liêm kiểm tra cơ sở sản xuất bánh Trung thu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Lê Thắm

Đồng thời, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc y ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thủ đô là biện pháp thực sự cần thiết, nhằm áp dụng ngăn chặn kịp thời đối với chủ đầu tư cố tình vi phạm, coi thường pháp luật.

Chỉ nên quy định việc ngừng cung ứng dịch vụ điện, nước là biện pháp ngăn chặn

Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS. Nguyễn Văn Quang, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, thực tiễn thi hành Luật Thủ đô và Luật Xử lí vi phạm hành chính trong thời gian qua cho thấy, ngoài ba lĩnh vực văn hóa, xây dựng và đất đai, vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực khác như quảng cáo, phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng xảy ra khá phổ biến, tác động rất tiêu cực đến văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội ở đô thị, đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Văn Quang cho rằng, việc bổ sung thêm vi phạm hành chính trong ba lĩnh vực nêu trên vào nhóm vi phạm hành chính mà Hà Nội có thể quy định mức phạt cao hơn (nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa) là có thể thực hiện được.

Mặc dù khoản 1, khoản 3 Điều 23 Luật Xử lí vi phạm hành chính không quy định thẩm quyền của HĐND thành phố trực thuộc trung ương trong việc quy định mức phạt tiền cao hơn đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, phòng cháy, chữa cháy và an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng Luật Thủ đô (sửa đổi) hoàn toàn có thể đưa ra quy định đặc thù áp dụng cho Thủ đô.

Cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt vi phạm hành chính cao hơn
Nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Về phạm vi không gian được áp dụng những quy định đặc thù về mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, PGS.TS Nguyễn Văn Quang cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xác định khu vực có điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội không phù hợp với việc áp dụng các quy định về mức phạt tiền cao hơn. Thực tế, phạm vi không gian lãnh thổ của Thủ đô hiện nay rất rộng và sự chênh lệch về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giữa một số khu vực trên địa bàn Thủ đô là khá rõ ràng.

Góp ý về giải pháp hoàn thiện quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ThS. Nguyễn Thu Trang, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần hợp nhất quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) với các quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Là văn bản được ban hành sau, Luật Thủ đô (sửa đổi) có thể đưa ra các quy định để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Luật Xử lí vi phạm hành chính. Sự hợp nhất giữa quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) với quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là cần thiết để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc xử lý các vi phạm hành chính tại Thủ đô. Việc hợp nhất này cũng đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của hệ thống pháp luật

Đồng thời, ThS. Nguyễn Thu Trang cho rằng, chỉ nên quy định việc ngừng cung ứng dịch vụ điện, nước là biện pháp ngăn chặn chứ không phải biện pháp bảo đảm xử lí vi phạm hành chính và quy định rõ trường hợp nào sẽ được áp dụng các biện pháp này, nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và thống nhất trong việc thực hiện.

Bên cạnh đó, quy định cụ thể về thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp này. Cụ thể, Luật có thể lựa chọn trao quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong việc áp dụng biện pháp này đối với các vi phạm trên địa bàn phường mình. Trong trường hợp vi phạm diễn ra trên địa bàn của nhiều phường trong quận thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND quận. Tương tự, đối với vi phạm diễn ra trên địa bàn nhiều quận thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND Thành phố…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Gần 100 tài liệu, hình ảnh của Hà Nội được giới thiệu tới người dân Trung Quốc tại triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”. Triển lãm nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác.
Kinh nghiệm triển khai hiệu quả các cuộc thi trực tuyến

Kinh nghiệm triển khai hiệu quả các cuộc thi trực tuyến

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An và LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá là hai đơn vị luôn dẫn đầu các cuộc thi trực tuyến do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động trong thời gian qua.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 862 đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 862 đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 21/5, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Bệnh viện Hữu nghị Quốc tế Hà Nội tổ chức khám sức khỏe, tầm soát, phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 862 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn.
Gần 4,5 tỷ USD làm cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn

Gần 4,5 tỷ USD làm cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn

(LĐTĐ) Dự án cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn dự kiến có tổng vốn đầu tư hơn 113.500 tỷ đồng (khoảng 4,458 tỷ USD vào thời điểm đề xuất năm 2024), thực hiện trong thời gian 22 năm.
Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

(LĐTĐ) Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, dự thảo Luật Đường bộ quy định Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường, chỉ xử lý trách nhiệm thông qua các điểm giao thông “tĩnh”, qua cơ sở dữ liệu.
Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy  giá trị di sản  văn hóa

Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 20/5, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc.
Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10/5 đến 17/5), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 16 ca so với tuần trước đó). Đây là tuần thứ 2 liên tiếp, số ca mắc sốt xuất huyết tăng.

Tin khác

Tạo cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển văn hóa Thủ đô

Tạo cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV cho rằng, văn hóa là chính sách trọng tâm, điểm nhấn được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này.
“Giữ chân” nhân tài cho Thủ đô: Cần cơ chế đặc thù, lợi ích hấp dẫn

“Giữ chân” nhân tài cho Thủ đô: Cần cơ chế đặc thù, lợi ích hấp dẫn

(LĐTĐ) Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, động lực phát triển kinh tế của đất nước vì thế việc thu hút và trọng dụng nhân tài càng trở nên bức thiết. Nhiều ý kiến cho rằng, dù đã dành nhiều sự quan tâm song với vấn đề này, Hà Nội cần có sự rõ ràng hơn về chế độ, chính sách riêng cho nhóm đối tượng này, từ đó thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp, vượt trội để cải thiện tình trạng giao thông thường xuyên bị quá tải, ùn tắc tại Hà Nội đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung được đặt ra trong xây dựng chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư

Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền bố trí phương án tái định cư cho các hộ dân, căn cứ trên số lượng căn hộ được xác định trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

(LĐTĐ) Cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo là đề xuất quan trọng trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là vấn đề mới, nên nhiều ý kiến cho rằng, các lĩnh vực thử nghiệm cần được lựa chọn cẩn trọng, chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát tốt.
Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô đang được xem xét sửa đổi đã đề xuất Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với một số hành vi vi phạm hành chính.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô, làm căn cứ thực tiễn trong việc quy định các chính sách liên kết vùng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động