Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch
Phân quyền mạnh mẽ
Tổng Thư ký Quốc hội vừa có Văn bản số 2810/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của Chính phủ, đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng, theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với đơn vị thẩm tra và chính quyền thành phố Hà Nội trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra và các chuyên gia, nhà khoa học.
Nhấn mạnh Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu việc sửa đổi Luật phải bám sát các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn về xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp thứ 26. Ảnh: Quốc hội |
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Các cơ chế, chính sách được thiết kế trong dự thảo luật phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; Lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực thông qua việc quy định cụ thể quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực hiện đã quy định trong dự thảo Luật, như tổ chức bộ máy, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, tài nguyên, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội... để tiếp thu, chỉnh lý theo các yêu cầu nêu trên.
Đồng thời, nghiên cứu, làm rõ, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết khác đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ là trung tâm chính trị - hành chính của quốc gia, đồng thời là đô thị đặc biệt; Hoàn thiện và có cơ chế bảo đảm thực hiện các quy hoạch, nhất là quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng; Yêu cầu thúc đẩy đổi mới sáng tạo; Xây dựng công nghiệp văn hóa;
Giao chính quyền thành phố Hà Nội được quy định các yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; Cơ chế liên kết vùng Thủ đô gắn với vai trò, trách nhiệm của Trung ương, chính quyền thành phố và các địa phương khác trong Vùng...
Hạn chế những quy định không mang tính quy phạm
Về kỹ thuật lập pháp, cách thức thể hiện trong toàn bộ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bảo đảm cụ thể, rõ nội dung, phạm vi, đối tượng phân quyền và cơ chế phân cấp, ủy quyền tiếp gắn với chế độ trách nhiệm; hạn chế những quy định không mang tính quy phạm.
Không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác, kể cả so với một số nội dung trong các dự thảo luật đang trình Quốc hội xem xét, thông qua thì Luật Thủ đô cũng có thể quy định mức đặc thù cao hơn.
Các nội dung đã và đang được thực hiện thí điểm ở Hà Nội và địa phương khác qua sơ kết, tổng kết thấy có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô và đạt được sự thống nhất cao thì nghiên cứu đưa vào luật; Các nội dung chưa rõ, chưa thật ổn định, còn có ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu.
Sửa đổi quy định về điều khoản áp dụng pháp luật nhằm phát huy giá trị và hiệu lực của Luật Thủ đô nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không phá vỡ tính ổn định, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội tham mưu, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thầm quyền về những nội dung lớn, quan trọng của dự thảo luật; Báo cáo Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), thời hạn gửi đến đại biểu Quốc hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để thẩm tra chậm nhất là ngày 1/10/2023.
Ngoài các thành phần hồ sơ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong hồ sơ dự thảo Luật cần bổ sung bản thuyết minh về các chính sách phân quyền cho chính quyền Thủ đô trên từng lĩnh vực, có so sánh, đối chiếu với pháp luật hiện hành và dự thảo kế hoạch tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ hỗ trợ người dân phường Ngọc Thụy ở bãi giữa sông Hồng vào bờ an toàn
Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Thanh Trì chỉ đạo ứng phó khẩn cấp úng ngập tại các vùng bãi
Các cấp hội Phụ nữ ra quân dọn dẹp cây đổ, lưu thông đường phố
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã cấp điện trở lại cho 4,3 triệu khách hàng bị ảnh hưởng vì mưa lũ
Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Hồng
Ghi nhận "vùng bãi" ven sông Hồng khu vực Hà Nội: Người dân bình tĩnh chống lũ
Tin khác
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 24/08/2024 11:53
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thủ đô 18/08/2024 12:04
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 15/08/2024 18:23
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô
Thủ đô 14/08/2024 16:22
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Luật Thủ đô 2024 14/08/2024 12:04
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo
Luật Thủ đô 2024 10/08/2024 07:00
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 07/08/2024 10:32
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024
Thủ đô 31/07/2024 06:22