Chỉnh trang đô thị cũng cần có lộ trình

(LĐTĐ) Chỉnh trang đô thị có ý nghĩa lớn đối với sự thay đổi bộ mặt của đô thị và làm ổn định, đảm bảo cải thiện cuộc sống cho người dân. Chính vì vậy, chỉnh trang đô thị vẫn luôn là vấn đề được chính quyền các cấp của Hà Nội quan tâm, tập trung đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt. Tuy nhiên, để việc chỉnh trang đô thị thành nề nếp, cần tránh tình trạng cứ vào dịp cuối năm là tiến hành đào xới vỉa hè để làm mới!
Điểm sáng trong công tác chỉnh trang đô thị Huy động sức dân cho bộ mặt đô thị đẹp

Lồng ghép công tác chỉnh trang

Phố Phan Phù Tiên, phường Cát Linh, quận Đống Đa vốn là một chợ tạm đã tồn tại hàng chục năm. Giờ đây, bằng sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân, những hình ảnh nhếch nhác, lộn xộn vốn có đã không còn nữa. Thay vào đó là sự ngăn nắp, sạch sẽ, trật tự hơn rất nhiều, mà vẫn không ảnh hưởng đến việc kinh doanh, buôn bán của người dân trong khu vực.

Chỉnh trang đô thị cũng cần có lộ trình
Trong quá trình thi công, cần tránh biến vỉa hè thành các “đại công trường” gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.

Chị Phí Kim Yến, trú tại 30 Phan Phù Tiên cho biết, khoảng 3 tháng trước chúng tôi được tổ trưởng dân phố họp bàn tại khu dân cư lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Đảng ủy phường Cát Linh về trật tự văn minh đô thị và an toàn giao thông trên địa bàn, nhiều người dân đặc biệt là các nhà buôn bán, kinh doanh trong khu vực đã được mời dự họp và đóng góp ý kiến.

“Đa phần các hộ kinh doanh tại đây đều là những người dân trong khu vực, do đó, hơn ai hết chúng tôi cũng rất mong muốn khu phố mình được văn minh, sạch đẹp. Chính vì vậy, từ dự thảo của Đảng ủy phường, chúng tôi cũng đã thảo luận và đồng thuận động viên nhau thực hiện cho tốt, buôn bán được an toàn, tốt đẹp. Giờ đây, các hộ kinh doanh sẽ ngồi trong nhà, sát phía trong vỉa hè, kể cả các hàng cơm sách đi giờ cũng không đứng ở ngoài đường, mà đều gửi xe vào trong nhà để chờ lấy hàng. Hàng hoa quả, bánh trái cũng vậy, mọi người rất tuân thủ việc không để xe dưới lòng đường và lấn chiếm vỉa hè”, chị Phí Kim Yến cho biết.

Để đạt kết quả được cho là “tạm được” như hiện nay, là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền địa phương, từ tìm tòi, phân tích, căn cứ đặc thù địa bàn, từ đó khéo léo kết hợp công tác chỉnh trang đô thị với đảm bảo trật tự văn minh đô thị. Theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cát Linh, trước đây, chính quyền phường đều tuyên truyền và ký cam kết với các hộ kinh doanh và hộ cho thuê, tuy vậy hiệu quả vẫn chưa thực sự cao. Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng ủy phường về công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, UBND phường đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị tuyến phố này nhằm phối kết hợp với công tác đảm bảo trật tự đô thị.

“Thời gian tới chúng tôi sẽ xin ý kiến quận để tiếp tục thực hiện lát lại vỉa hè, hạ ngầm, cũng như tìm tòi, xây dựng một phương án riêng như treo cờ, hoặc treo đèn để phân rõ khu vực được tạm kinh doanh và phần vỉa hè cho người đi bộ. Một số khu vực vỉa hè rộng cũng sẽ được nghiên cứu xén bớt để mở rộng đường giao thông, chống lấn chiếm kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo lối đi cho người đi bộ”, ông Nguyễn Ngọc Hưng cho hay.

Trên thực tế, việc kết hợp giữa công tác chỉnh trang đô thị và đảm bảo trật tự đô thị không phải là cá biệt, từ lâu ngõ Văn Chương, phường Khâm Thiên và phường Văn Chương vẫn luôn là “điểm nóng” về an ninh trật tự, mà nguyên nhân xuất phát từ khu chợ tự phát lâu đời tại đây. Qua thực tế tại địa bàn cho thấy, khu vực này có vỉa hè và đoạn vòng xuyến khá rộng nên các hộ kinh doanh đã tràn ra để buôn bán gây lấn chiếm. Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, tận dụng công tác chỉnh trang đô thị, chính quyền sở tại đã có sáng kiến xén một phần vỉa hè để mở rộng đường giao thông. Việc làm này không những góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu vực bởi các “nút thắt” ngõ nhỏ, đường nhánh, mà còn hạn chế việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán.

Tăng giám sát thi công, quản lý sử dụng

Để đạt được mục tiêu chỉnh trang đô thị, Hà Nội đã xây dựng Chương trình số 03-CTr/TU với nhiều nội dung mới, khó, phức tạp với các yêu cầu về kết quả, sản phẩm cụ thể. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh công tác phát triển đô thị, phải đi đôi với việc chỉnh trang, tái thiết đô thị, đồng thời quan tâm phát triển kinh tế đô thị. Cần phải nói rõ, dư luận rất quan tâm và ủng hộ công tác chỉnh trang, tái thiết đô thị của Thành phố, tuy nhiên cũng có một vài ý kiến cho rằng: “Tại sao cứ đến cuối năm mới lát vỉa hè? Tại sao mới lát xong lại đào lên lát lại…”.

Không phải bây giờ mới có ý kiến về việc cải tạo, chỉnh trang đô thị, đặc biệt là công tác lát đá vỉa hè. Chỉ mới năm ngoái, câu chuyện về lát đá vỉa hè cũng trở thành chủ đề nóng được đem ra mổ xẻ. Trên thực tế, từ năm 2012, thành phố Hà Nội thực hiện đề án “Cải tạo, chỉnh trang hè phố Hà Nội đến năm 2020”, mục tiêu đến năm 2020 sẽ tiến hành cải tạo, chỉnh trang hè phố tại 900 tuyến đường của 12 quận nội thành. Năm 2016, Thành phố tiếp tục ban hành một số quy định mới về cải tạo hè phố, trên cơ sở đó các đơn vị chuyên môn do UBND Thành phố giao nhiệm vụ đã tham mưu và được Thành phố chấp thuận phương án sử dụng đá tự nhiên thay thế gạch xi măng truyền thống làm vật liệu lát vỉa hè.

Từ đầu năm 2018, khi thấy những hiện tượng xuống cấp của nhiều tuyến vỉa hè lát đá tự nhiên, các cơ quan chức năng của Thành phố đã thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu. Riêng Sở Xây dựng, mỗi năm tổ chức hàng chục đoàn kiểm tra đối với việc đảm bảo thiết kế, chất lượng vật liệu. Có thể nói, từ khi có sự vào cuộc nghiêm túc của các sở, ngành, công tác chỉnh trang, thiết kế lại đô thị hay còn được ví von là “lát đá vỉa hè” đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Hà Nội vẫn còn xuất hiện tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh các loại hàng hoá, để xe… dẫn đến hạ tầng đô thị càng thêm quá tải, xuống cấp; từ đó dẫn tới yêu cầu phải liên tục được cải tạo, bảo trì, chỉnh trang. Để làm được điều này, đòi hỏi một quy trình đầy đủ từ khảo sát, xây dựng kế hoạch chi tiết, xin ý kiến, xin bổ sung kinh phí… và cả những lý do khách quan như dịch bệnh, thời tiết cũng như một phần “tâm lý” giải ngân vốn đầu tư công, nên công tác này thường được tiến hành vào cuối năm.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đáng bàn ở đây không phải câu hỏi vì sao cuối năm lại đào đường, mà là công tác đó được triển khai như thế nào, có đảm bảo yêu cầu thiết kế thi công hay không, đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực hay không, thậm trí có đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong lúc thi công hay không…? Đặc biệt, đó là sau khi được cải tạo xong, sự văn minh sạch đẹp ấy có tiếp tục được duy trì hay không?

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 24/7, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 29, tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đáng chú ý, tại buổi tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề xuất Thành phố cần quan tâm hơn và giải quyết dứt điểm một số vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Phần mái nhà biệt thự Pháp cổ trên phố Quán Thánh bị sập sau trận mưa lớn

Phần mái nhà biệt thự Pháp cổ trên phố Quán Thánh bị sập sau trận mưa lớn

(LĐTĐ) Ảnh hưởng từ trận mưa dài ngày, một phần mái tầng 2 thuộc ngôi biệt thự chính số 83 Quán Thánh, quận Ba Đình, bị sập. Lực lượng chức năng và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão phường Quán Thánh đã thu dọn và bố trí cảnh báo tại khu vực.
Hà Nội áp dụng “chuyển đổi số” trong triển khai dự án đầu tư xây dựng

Hà Nội áp dụng “chuyển đổi số” trong triển khai dự án đầu tư xây dựng

(LĐTĐ) Theo lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội đang bước vào giai đoạn đầu tiên với trọng tâm là đào tạo, tập huấn nhằm tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho các đơn vị quản lý, chủ đầu tư. Mục tiêu của Thành phố giúp các bên liên quan chủ động ứng dụng BIM vào quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội: Tích cực hơn nhưng vẫn chưa đồng đều

Quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội: Tích cực hơn nhưng vẫn chưa đồng đều

(LĐTĐ) Nửa đầu năm 2024 công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực, dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý vẫn chưa đồng đều, vẫn có nơi chưa kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri đề nghị thành phố Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giữ gìn trật tự giao thông - trật tự đô thị - trật tự công cộng; huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc một cách đồng bộ để người dân hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình và nghiêm túc chấp hành. Đồng thời, Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Xem thêm
Phiên bản di động