Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư
Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu |
Cụ thể, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố phải phù hợp quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị; bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc cảnh quan của Thủ đô; bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy; nâng cao tiện ích đô thị, cải thiện môi trường sống cho dân cư ở khu vực cải tạo, chỉnh trang.
Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố được triển khai thực hiện theo dự án bao gồm: Dự án tái thiết một khu vực đô thị cụ thể, trừ dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng; Dự án chỉnh trang công trình hoặc một nhóm công trình xây dựng tại một khu vực cụ thể; Dự án bảo vệ, tu bổ công trình hoặc một nhóm công trình, khu vực có giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc, cảnh quan đô thị; Dự án cải tạo, chỉnh trang hỗn hợp là dự án đầu tư xây dựng trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và bảo vệ, tu bổ.
Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố phải phù hợp quy hoạch, cải thiện môi trường sống cho dân cư. Ảnh: Phương Ngân. |
Các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất tại khu vực đô thị có quyền tự đề xuất thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị khi được toàn bộ số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất nằm trong ranh giới dự án đề xuất cải tạo, chỉnh trang đô thị đồng thuận góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trong trường hợp này phải được lập thành dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, do doanh nghiệp được các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thống nhất lựa chọn làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết, lập dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, bảo đảm phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
Trường hợp các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất góp quyền sử dụng đất để mở rộng quỹ đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ cải tạo, chỉnh trang đô thị và không tự lựa chọn chủ đầu tư thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện vai trò chủ đầu tư dự án.
Trường hợp cấp bách cần cải tạo, chỉnh trang đô thị mà không lựa chọn được nhà đầu tư theo quy định thì Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi đất, tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
Số tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất lớn hơn số tiền chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiếp tục phân chia và chi trả cho các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất bị thu hồi đất.
Cũng theo Luật, đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.
Đối với các công trình kiến trúc có giá trị có nhiều chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách Nhà nước để hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình; hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Bên cạnh đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập, quy định tổ chức, hoạt động của Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô.
Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô được sử dụng để hỗ trợ cho chương trình, dự án, hoạt động phi dự án thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị gắn với bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của khu vực nội đô lịch sử; tu bổ, phục hồi công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn Thành phố ngoài nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tin bão mới nhất: Bão số 4 sẽ gây mưa to cho vùng núi trung du Bắc Bộ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội khóa XVII, kỳ họp lần thứ 6
Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường
ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược
Ấm lòng sự chia sẻ ngày Tết đoàn viên với trẻ em mồ côi tại TP.HCM
LĐLĐ quận Long Biên chi 170 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại do bão số 3
Đồng chí Nguyễn Vũ đón nhận Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng
Tin khác
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thủ đô 18/08/2024 12:04
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 15/08/2024 18:23
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô
Thủ đô 14/08/2024 16:22
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Luật Thủ đô 2024 14/08/2024 12:04
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo
Luật Thủ đô 2024 10/08/2024 07:00
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 07/08/2024 10:32
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024
Thủ đô 31/07/2024 06:22
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn
Luật Thủ đô 2024 28/07/2024 12:18
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá
Luật Thủ đô 2024 25/07/2024 16:26
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”
Luật Thủ đô 2024 23/07/2024 12:25