Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Chợ văn minh thương mại thu hút tiểu thương Mô hình Chợ văn minh: Góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Thủ đô

Chợ Cầu Bươu nằm trên đường 70, thuộc địa bàn xã Tả Thanh Oai, có giao thông thuận lợi. Chợ Cầu Bươu là một trong những chợ đạt tiêu chí Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm của huyện Thanh Trì. Chợ được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2016.

Đây là chợ loại 1, được xây dựng với quy mô hơn 500 điểm kinh doanh. Chợ được quy hoạch, thiết kế, xây dựng quy củ, phù hợp với văn hóa kinh doanh, mua bán của người dân địa phương với đường đi, lối lại thông thoáng, thuận tiện. Chợ được chia thành các khu, ngành hàng như: Khu bán hàng thực phẩm, hoa quả, đồ gia dụng, quần áo, giày dép,...

Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì ban hành bộ tiêu chí đánh giá chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, với mục đích thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị; quản lý, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn theo hướng văn minh thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn.

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh
Thanh Trì tiếp tục ưu tiên nguồn lực để đầu tư mở rộng mạng lưới chợ, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về văn minh thương mại, bảo đảm thuận lợi cho người dân khi kinh doanh và mua bán.

Nắm bắt được chủ trương của huyện, Ban quản lý chợ Cầu Bươu đã tập trung triển khai, bám sát, chủ động thực hiện các tiêu chí của huyện đề ra. Triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí như vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,…

Năm 2024, chợ Cầu Bươu được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì công nhận là Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm. Các hộ kinh doanh trong chợ đều có giấy phép kinh doanh, biển kinh doanh được treo ngay trước điểm bán hàng; được tập huấn về an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy.

Ban quản lý cũng xây dựng một khu tâm linh chung cho các hộ kinh doanh, nghiêm cấm các hoạt động thắp hương, cúng lễ tại quầy. Năm 2021, chợ Cầu Bươu được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Đối với công tác an toàn thực phẩm, Ban quản lý chợ đã yêu cầu các chủ hộ kinh doanh ký cam kết kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các hộ kinh doanh thịt, phải để trên bàn inox cao; kinh doanh rau, hoa quả phải để trên giá, kệ cao.

Anh Nguyễn Văn Thành, chủ một cửa hàng tạp hóa cho biết, trong gần 7 năm kinh doanh tại chợ, anh cùng các tiểu thương luôn được Ban quản lý chợ quan tâm, hướng dẫn buôn bán kinh doanh, đảm bảo văn minh thương mại, kinh doanh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng với giá cả hợp lý. Đặc biệt là được tập huấn phòng cháy chữa cháy định kỳ mỗi năm 2 lần.

Có thể thấy xây dựng mô hình chợ văn minh thương mại, thực phẩm an toàn không chỉ đưa hoạt động kinh doanh buôn bán của chợ Cầu Bươu vào quy củ hơn, mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm về an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy của các tiểu thương. Chợ đã trở thành môi trường kinh doanh thương mại an toàn, thân thiện, văn minh. Nhờ đó, quyền lợi người mua hàng được đảm bảo.

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh
Đến nay huyện Thanh Trì đã có 5 chợ đạt tiêu chí chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm.

Chợ Thanh Liệt có hơn 130 hộ kinh doanh đang hoạt động. Là chợ truyền thống, nhưng chợ Thanh Liệt được thiết kế, bố trí khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, mua bán của bà con nhân dân. Lối đi trong chợ rộng rãi, sạch sẽ, thoải mái cho xe máy, xe đạp và người đi bộ di chuyển mà không phải chen lấn.

Hàng hóa được sắp xếp theo từng khu, tất cả đều được bày bán trên các giá, kệ đặt trên bục bệ cao hơn ít nhất 30cm so với mặt đất. Mỗi quầy hàng đều được gắn biển tên, ngành hàng và số điện thoại của người bán hàng. Đặc biệt, quầy hàng nào cũng có mã QR để phục vụ khách hàng muốn thanh toán trực tuyến…

Để có một ngôi chợ văn minh thương mại như hiện nay, Ban quản lý chợ đã kiên trì vận động, tuyên truyền để các hộ kinh doanh đúng ngành hàng, không nhập hàng về ồ ạt, không bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó tạo thói quen cho người tiêu dùng khi mua hàng.

Chị Nguyễn Thị Liên, một người dân ở Thanh Liệt cho biết, nhờ có khu chợ mới, đảm bảo, nên gia đình chị và bà con ở xã yên tâm hơn. Đặc biệt là việc các gian hàng đều có mã QR và niêm yết giá nên không sợ bị mua đắt. Hàng hóa cũng được đảm bảo chất lượng, khiến người dân yên tâm khi mua.

Đến nay, chợ hoạt động trật tự, các hộ kinh doanh đều vui vẻ, đoàn kết, khách của ai người đó bán, nhờ thế mà lượng khách tới chợ ngày càng đông hơn. Năm 2023, chợ Thanh Liệt là chợ truyền thống duy nhất của huyện Thanh Trì có 2 năm liền đạt tiêu chí Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm.

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì trao Quyết định công nhận chợ đạt tiêu chí “Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm” năm 2022 đối với chợ Thanh Liệt.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, trên địa bàn huyện có 22 chợ đang hoạt động. Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì ban hành bộ tiêu chí đánh giá Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện với mục đích thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị; quản lý, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn theo hướng văn minh thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, năm 2022, toàn huyện có 1 chợ Thanh Liệt đạt tiêu chí Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm. Đến năm 2023, toàn huyện đã có 5 chợ đạt tiêu chí Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm.

Việc thực hiện Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã bước đầu hình thành và duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động.

Một số chợ kinh doanh tốt, số lượng người buôn bán trong chợ tăng lên so với các năm trước đây như chợ Quỳnh Đô, chợ Thanh Liệt, chợ Cầu Bươu,... Qua đó, làm tăng mức lưu chuyển hàng hóa, tăng thu cho ngân sách địa bàn, góp phần tích cực trong phát triển thương mại dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Hiện tại, 100% các chợ đã thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, và được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo quy định. Công tác an toàn thực phẩm tại chợ từng bước được thực hiện tốt hơn, 100% các hộ tiểu thương ký cam kết an toàn thực phẩm và được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; nhận thức của người dân về thực phẩm an toàn được nâng cao.

Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn năm 2024, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ghi nhận những kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới, các phòng, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động chợ; tiếp tục thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để thực hiện đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao;

Tiếp tục triển khai Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025”; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cấp giấy chứng nhận/ký cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở, đơn vị kinh doanh thực phẩm trong chợ.

Các xã, thị trấn tổ chức giải tỏa và duy trì giải tỏa, xử lý dứt điểm các điểm bán hàng rong không đảm bảo quy định, không để tồn tại, tạo công bằng cho các tiểu thương kinh doanh trong chợ hoạt động hiệu quả. Tuyên truyền vận động người dân kinh doanh đúng nơi quy định. Tiếp tục tổ chức đánh giá tiêu chí Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm tại các chợ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động