Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Điều tiết thị trường bất động sản

Không chỉ định hình, xác định các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển nhà ở, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia còn là định hướng quan trọng để nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách về nhà ở, bảo đảm an sinh xã hội. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh trong giai đoạn mới, rất cần "bàn tay" điều tiết của nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách, đặc biệt là có Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia phù hợp...
Thị trường bất động sản: Xác lập “luồng xanh” để phục hồi Thị trường bất động sản: "Ngóng" chính sách hỗ trợ
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Điều tiết thị trường bất động sản
Việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua vẫn không đạt mục tiêu đề ra nên chưa đóng góp hiệu quả vào việc điều tiết thị trường bất động sản. Trong ảnh: Chung cư Golden Time thuộc khu nhà ở xã hội Ecohome 3 (quận Bắc Từ Liêm). Ảnh: Quang Thái

Nhiều chỉ tiêu về nhà ở chưa đạt

Thông tin về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2011-2020, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Bùi Xuân Dũng cho biết, kết quả tích cực nhất là việc thúc đẩy phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường và xây dựng, thực thi chính sách nhà ở cho từng nhóm đối tượng cần hỗ trợ về chỗ ở. Nhà ở được xây dựng đồng bộ, hiện đại với chất lượng ngày càng nâng cao, từng bước tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là các đối tượng khó khăn về kinh tế có khả năng cải thiện chỗ ở, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm thẳng thắn nhìn nhận, việc triển khai chiến lược còn có nhiều khó khăn, vướng mắc khiến nhiều chỉ tiêu chưa đạt. Cụ thể, kết thúc năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc chỉ đạt 24,4m2/người (chỉ tiêu đề ra là 25m2/người); việc phát triển nhà ở xã hội chỉ đạt khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra với hơn 5,21 triệu mét vuông sàn (chỉ tiêu là 12,5 triệu mét vuông). Hoạt động đầu tư xây dựng nhà cho thuê tại các đô thị lớn cũng rất ít...

Với nhà ở xã hội, mặc dù được ưu đãi về thuế song hầu hết các doanh nghiệp không mặn mà. Theo Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính, nguyên nhân là do nhà ở xã hội bị khống chế về giá, lợi nhuận, trong khi lãi suất vay vốn cao, giá vật liệu xây dựng, nhân công tăng, thời gian thu hồi vốn chậm... Ngoài ra, các địa phương chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội. Đây là nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản nhà ở phát triển lệch pha cung - cầu trong thời gian qua.

Làm việc với Bộ Xây dựng vào tháng 5-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thị trường bất động sản chưa thực sự được kiểm soát, chưa gắn với chiến lược phát triển nhà ở một cách hài hòa, hợp lý. Dòng tiền đang chủ yếu hướng vào phân khúc bất động sản dành cho người giàu, trong khi phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp còn thiếu. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Xây dựng phải có chiến lược chủ động phát triển thị trường bất động sản, dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng, các địa phương, gắn với phát triển thị trường nhà ở hài hòa, hợp lý.

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Điều tiết thị trường bất động sản
Quang cảnh Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 15-10. Ảnh: Quý Anh

Cần hoàn thiện thể chế để huy động nguồn lực

Thực hiện quy định của Luật Nhà ở 2014 và nhiệm vụ do Chính phủ giao, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Bùi Xuân Dũng cho biết, Bộ Xây dựng đã soạn thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2040, nhằm tạo lập cơ sở, định hướng hoạt động phát triển nhà toàn quốc và chương trình phát triển nhà tại các địa phương. Dự thảo đặt ra một số mục tiêu cơ bản như:

Phát triển và cải tạo sửa chữa nhà ở đạt 1,032 tỷ mét vuông, tương ứng với khoảng 11,9 triệu căn trong giai đoạn 2021-2030. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 27m2 sàn/người và đến năm 2030 đạt khoảng 30m2 sàn/người.

Dự thảo chiến lược cũng xác định tăng tỷ trọng cơ cấu nhà cho thuê; đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển nhà ở thương mại có diện tích trung bình, giá cả hợp lý; xây dựng và kết cấu lại các chính sách cụ thể cho từng loại hình nhà ở, nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội. “Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo lần 5 và đang tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội, doanh nghiệp, bộ, ngành và địa phương, qua đó xác định những định hướng về phát triển nhà ở phục vụ nhu cầu toàn dân và các nhóm đối tượng trong chính sách hỗ trợ nhà ở”, ông Bùi Xuân Dũng chia sẻ.

Khẳng định chiến lược phát triển nhà ở quốc gia góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng lành mạnh, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, chiến lược nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030 cần đề xuất các giải pháp mạnh mẽ về hoàn thiện thể chế, cũng như huy động nguồn lực để thực hiện. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) Nguyễn Quốc Hiệp đề nghị, chiến lược cần định hướng các cơ chế ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở có mức giá trung bình, cải tạo nhà chung cư cũ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phát triển nhà ở...

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong giai đoạn tới, bên cạnh việc xây dựng các chính sách phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước quan tâm là phải thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh về nhà ở. Bộ sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học... dự kiến hoàn thiện dự thảo Chiến lược nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong quý IV-2021.

Theo Dạ Khánh/hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Bat-dong-san/1015746/chien-luoc-phat-trien-nha-o-quoc-gia-dieu-tiet-thi-truong-bat-dong-san

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

(LĐTĐ) Những thay đổi của Luật Đất đai 2024 góp phần tái cấu trúc cơ chế định giá đất, mở rộng cơ hội vay thế chấp và khơi thông thủ tục giải phóng mặt bằng giúp định hình lại môi trường đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất sao cho phù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích.
Xem thêm
Phiên bản di động