Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ
Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề qua chuỗi hoạt động “Chuyện của gốm” |
Nghệ nhân “kể chuyện của gốm”
Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nghề truyền thống năm 2021 do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức mới đây, một số làng nghề gốm tiêu biểu đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật độc đáo cũng như trực tiếp chứng kiến các nghệ nhân biểu diễn và giới thiệu về gốm Việt. Tại chuỗi hoạt động văn hóa nghề truyền thống lần này, làng gốm Bát Tràng, gốm Chi (Hà Nội) cũng đã mang những tác phẩm độc đáo của mình đến với du khách.
Gốm truyền thống có sức sống bền bỉ. Ảnh: K.Tiến |
Có mặt tại chuỗi hoạt động văn hóa “Chuyện của gốm”, nghệ nhân Phạm Ngọc Huy (Bát Tràng) cho biết, làng nghề gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, nằm trên một gò đất sét cao, lại ở gần sông nên rất thuận tiện cho việc làm gốm. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. Gốm Bát Tràng với nguyên liệu là đất sét trắng, được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ dấu ấn sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ và có một màu men đặc trưng được kết hợp từ các chất có sẵn trong thiên nhiên, không dùng hóa chất. Với những nét riêng đó, du khách, người tiêu dùng trong và ngoài nước tìm đến với các sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng nhiều hơn.
Trong giới nghệ nhân, nhắc tới cái tên Phạm Ngọc Huy chắc không còn ai xa lạ bởi tính đến nay, ông là một trong số ít người vẫn giữ được phương pháp làm gốm cổ xưa của làng gốm cổ Bát Tràng. Nghệ nhân Phạm Ngọc Huy khiến nhiều người nhớ đến không chỉ nhờ khả năng “hô biến” tạo ra các màu men cổ xưa… mà còn bởi cuộc sống đời thường giản dị và nội tâm của ông hết sức đáng ngưỡng mộ. Mong mỏi của nghệ nhân đã ngoài 70 tuổi này là những sản phẩm gốm của quê hương sẽ ngày càng được nhiều người Việt Nam yêu mến và sử dụng. Với ông, ấy mới là tạo cho gốm truyền thống có sức sống bền bỉ và được bảo tồn đến muôn đời sau.
Đây cũng chính là lí do, trong khi người ta đang chạy theo xu hướng làm gốm công nghiệp bằng khuôn có sẵn và bằng ga để thu nhập cao hơn, đến nay gia đình ông Huy vẫn giữ nghề gốm vuốt tay. “Trong cái thế giới xô bồ này ai cũng chạy theo đồng tiền như ngày nay thì làm sao tồn tại được những sản phẩm như thế này nữa, cái cốt lõi ở đây chính là cái tâm yêu nghề”, ông Huy chia sẻ.
Bên cạnh gốm Bát Tràng, sản phẩm gốm Chi cũng nhận được sự quan tâm và thích thú của công chúng. Xuất phát từ một xưởng gốm gia đình với các sản phẩm như ấm chén, lọ hoa nhưng với sự đam mê và học hỏi không ngừng, nghệ nhân Nguyễn Văn Chi đã nhận được hưởng ứng của khách hàng cũng như sự ghi nhận của các nghệ sĩ và giới yêu gốm Hà thành.
Thành công lớn nhất của xưởng gốm Chi là tham gia phục chế di tích Cột Cờ trong mảng “gạch Bát” hay như tham gia trùng tu di tích Hoàng thành Huế dưới hình thức phục chế ngói Thanh Lưu Ly, Hoàng Lưu Ly và một số loại gạch men, gạch mộc hiện vẫn đang được sử dụng. Từ những năm 2000 trở đi, gốm Chi được biết đến rộng rãi tại Hà Nội qua các sản phẩm gốm đặc sắc, phong phú về chủng loại, tạo dấu ấn tại nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc.
Phát huy giá trị văn hóa nghề
Những năm gần đây, gốm Việt nói chung, các làng nghề gốm ở Hà Nội nói riêng đang phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước, nhiều thương hiệu nổi tiếng ra đời. Tuy nhiên, để có sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, gốm đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng, giữ gìn, bảo tồn và phát triển; các sản phẩm gốm có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Trong suốt quá trình phát triển, các làng nghề gốm truyền thống cũng có nhiều biến cố, thăng trầm, nhưng những nét tinh hoa vẫn được bảo tồn, gìn giữ đan xen với tiếp biến và đổi mới.
Nói về sức sống bền bỉ của các làng nghề gốm truyền thống ở Hà Nội, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ trăm nghề, 36 phố phường với những phố hàng nổi tiếng bậc nhất kinh kỳ. Và quận Hoàn Kiếm – khu phố cổ Hà Nội chính là khu 36 phố phường xưa, nơi tập trung nhiều phố nghề cũng như đền thờ nhiều tổ nghề còn tồn tại tới ngày nay. Đây chính là đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội. Trong số rất nhiều nghề truyền thống của cha ông, nghề gốm đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Các sản phẩm gốm của các làng nghề có vai trò rất quan trọng phục vụ chủ yếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, đồng thời thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Cũng theo ông Dần, Hà Nội hiện có nhiều làng nghề truyền thống nhất. Cả nước có 52 làng nghề thì Hà Nội chúng ta có đến 51 nghề, không thiếu gì hết. Sau khi hội nhập Hà Tây vào thì Hà Nội đã đầy đủ, phong phú các nghề và đang phát triển rất tốt. Trong dịch Covid-19, các làng nghề vẫn sản xuất bình thường, bởi vì sản xuất theo đơn vị nhỏ. Tại các làng nghề truyền thống, đội ngũ nhà khoa học, nhà văn hóa rất nhiều và am hiểu rất tường tận về văn hóa truyền thống.
“Nếu Hà Nội biết chăm lo, quảng bá, đặc biệt là quan tâm đến đời sống của các nghệ nhân thì làng nghề sẽ phát triển rất tốt. Tôi cho rằng, hiện nay tổ chức của chúng ta với làng nghề truyền thống còn hơi lơ là. Chúng ta vẫn quảng đại thành ngành nghề nông thôn, nhưng không phải. Thủ công mỹ nghệ trong dịch Covid này thì các ngành nghề cũng có thể sản xuất được bình thường, đảm bảo đời sống cho người thợ. Tại sao chúng ta không có chính sách cụ thể để phát triển hơn nữa các làng nghề”, ông Dần chia sẻ thêm.
Để phát triển các làng nghề, nhất là nghề gốm tại Hà Nội hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, chúng ta cần chú ý tới văn hóa nghề. Ví dụ văn hóa truyền thống của gốm đều thể hiện một cách cụ thể, chắt lọc thời kì văn hóa khác nhau của thời Lý, Trần, Lê chẳng hạn…Do vậy chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa nghề. Ngoài ra, cũng cần có các chính sách động viên, khuyến khích các nghệ nhân trong quá trình giữ gìn và phát huy làng nghề./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59