Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông

(LĐTĐ) Có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ý thức của người tham gia giao thông đang có sự chuyển biến tích cực. Dễ nhận thấy nhất, tại một số tuyến đường có mật độ phương tiện cao, dù còn ùn ứ, nhưng đã chấm dứt tình trạng người dân chen lấn đi lên vỉa hè, dừng xe quá vạch và vượt đèn đỏ.
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi Vun đắp, lan tỏa văn hóa giao thông Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nặng đã khiến nhiều người biết "sợ"

Bước tiến cần thiết

Những ngày qua, việc tăng mức phạt vi phạm giao thông là chủ đề làm “nóng” các diễn đàn trên mạng xã hội. Không ít người dân tỏ ra bất ngờ trước quy định mới, băn khoăn về mức phạt cao so với thu nhập. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng mức phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đã trở thành một trong những giải pháp mạnh mẽ để giảm tình trạng vi phạm và nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Điều này được thể hiện rõ rệt qua việc thay đổi mức phạt trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Chẳng hạn, tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), hàng loạt hành vi vi phạm giao thông phải chịu mức xử phạt hành chính cao gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần so với trước đây, đặc biệt với nhóm lỗi có tính chất cố ý và là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn. Đơn cử như, với người điều khiển ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mức phạt tiền 18 - 20 triệu đồng, cao gấp 4 lần quy định cũ. Hành vi: Quay đầu xe trên đường cao tốc, đi ngược chiều hoặc lùi xe trên cao tốc, đi mô tô vào đường cao tốc... có mức phạt cao gấp 2 - 3 lần.

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông
Tại một số tuyến đường có mật độ phương tiện cao, dù còn ùn ứ nhưng đã chấm dứt tình trạng người dân chen lấn đi lên vỉa hè, dừng xe quá vạch và vượt đèn đỏ.

Một số hành vi như: Vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn; cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ; không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông... có mức phạt cao gấp 3 - 30 lần so với hiện hành. Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông mức phạt tăng rất mạnh đến 36 - 50 lần…

Cần khẳng định rằng, Nghị định 168/2024/NĐ-CP ra đời với mục tiêu là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người dân, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông - một vấn đề nhức nhối của xã hội. Việc tăng mức phạt được kỳ vọng sẽ tạo sức răn đe lớn hơn, buộc người dân phải nghiêm túc tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ được coi là một giải pháp quan trọng trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo cơ hội bứt phá xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại. Để các quy định trong Nghị định số 168 thật sự phát huy hiệu quả cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Trong đó, mỗi công dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, góp phần xây dựng môi trường, văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

Từ đó, thay đổi suy nghĩ, hành vi, có ý thức tuân thủ luật lệ của người tham gia giao thông. Dễ thấy nhất là việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông triển khai trong thời gian qua. Thông qua mức phạt cao, xử lý “không có vùng cấm”, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đã từng bước tạo thói quen “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông”, góp phần giảm số vụ tai nạn giao thông do rượu bia.

Thực tế, theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện mật độ dân cư của Hà Nội rất lớn, bình quân 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân cư cả nước. Tốc độ tăng dân số cơ học trung bình hằng năm 1,4%/năm là rất cao. Cùng với tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân cao gấp hàng chục lần chỉ số gia tăng hạ tầng làm cho mật độ giao thông trên nhiều tuyến đường, nút giao thông rất lớn. Đặc biệt vào khung giờ cao điểm, dẫn đến lưu lượng phương tiện thực tế trên nhiều tuyến đường, nút giao vượt quá lưu lượng thiết kế.

Ví dụ như đường Nguyễn Trãi có lưu lượng gấp 2,5 - 3,2 lần so với thiết kế; đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển cao gấp 4,3 - 4,9 lần; đường Lê Văn Lương cao gấp 2,7 - 3,3 lần; đường Xuân Thủy - Cầu Giấy cao gấp 2,1 - 2,6 lần; đường Láng cao gấp 1,2 - 1,8 lần; đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng cao gấp 1,5 - 2,4 lần… Dẫn như vậy để thấy, nếu không có động thái mạnh nhằm tăng cường ý thức người tham gia giao thông, thì việc tràn lan vi phạm sẽ dẫn đến giao thông Thủ đô hỗn loạn.

Xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Trong đó, đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy tắc tránh vượt, chuyển hướng chiếm tỷ lệ hơn 30%; lấn trái đường gần 24%; thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo khoảng cách an toàn chiếm hơn 29%; vi phạm tốc độ 3,8%...

Theo các chuyên gia, văn hóa giao thông được xây dựng từ ý thức chấp hành pháp luật, cách ứng xử, hành động đẹp, việc làm hay của người dân khi tham gia giao thông. Muộn còn hơn không, các cơ quan chức năng cần chú trọng xây dựng văn hóa giao thông không phải là tăng cường xử phạt, mà phải tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật, nhắc nhở khi vi phạm, làm sao để cho người tham gia giao thông cảm thấy “ngượng” khi vi phạm, chứ không chỉ thấy khó chịu khi phải “nộp phạt”.

Ở câu chuyện tăng mức phạt, có thể thấy các mức phạt vi phạm giao thông mới đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến người dân, khiến bất kỳ ai cũng phải chú tâm đến luật giao thông, tự mình chấn chỉnh các hành vi chưa đúng khi tham gia lưu thông.

Anh Lê Trung Nguyên (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) cho biết: Với mức phạt cao như vậy, chắc chắn bất cứ ai cũng phải e dè, không dám vi phạm. Những hành vi vốn trước đây được xem là thói thường, là tập quán như vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè… bây giờ ít ai còn dám. Phạt một lần sợ đến già.

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông
Hình ảnh không đẹp của một người tham gia giao thông đã được lực lượng chức năng nhắc nhở.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lập (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Chỉ mới áp dụng chưa đến chục ngày mà tình hình giao thông êm ả hẳn. Ra đường thấy dễ chịu, an toàn hơn nhiều. Không ít người vẫn kêu ca về mức phạt cao, nhưng tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Một thời gian nữa, khi số lượng vi phạm ngày càng ít đi, nề nếp giao thông hình thành, chính những ngươi vi phạm sẽ tự biết xấu hổ mà thay đổi”.

Rõ ràng, tăng mức phạt giao thông theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP là một bước đi cần thiết, đúng đắn để nâng cao an toàn giao thông. Việc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn, tuy có thể gây ra một số bất tiện trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ góp phần hình thành văn hóa giao thông an toàn và ý thức lái xe có trách nhiệm hơn cho người dân. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, đây chỉ là một giải pháp tình thế.

Để giải quyết triệt để nạn ùn tắc giao thông, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, người tham gia giao thông và các cơ quan chức năng trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông công cộng đến nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Trong công tác xử lý các vi phạm cần bảo đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ như: Camera giám sát giao thông và hệ thống xử phạt tự động; phòng chống các hành vi tiêu cực của lực lượng chức năng trong khi làm nhiệm vụ…

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

(LĐTĐ) Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".
Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu tổ chức vào buổi tối với nhiều nội dung đặc sắc

Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu tổ chức vào buổi tối với nhiều nội dung đặc sắc

(LĐTĐ) Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 đến 4/2 (tức từ mùng 5 đến 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Điểm khác biệt là năm nay Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức vào tối 2/2. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước”.
LĐLĐ quận Hoàng Mai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

LĐLĐ quận Hoàng Mai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

(LĐTĐ) Sáng 15/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024; chương trình Tết Sum vầy Xuân Ất Tỵ. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng tham dự buổi lễ.
Hà Nội chính thức có thêm 2 trường THPT chuyên

Hà Nội chính thức có thêm 2 trường THPT chuyên

(LĐTĐ) Hà Nội có thêm 2 trường trung học phổ thông (THPT) chuyên do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quản lý là Trường THPT chuyên Chu Văn An (quận Tây Hồ) và Trường THPT chuyên Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).
Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI

Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chứng kiến Lễ khởi công xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai giai đoạn 1, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

(LĐTĐ) Sáng ngày 15/1, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng đợt 3/2/2025 tới các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng dự và trao Huy hiệu Đảng tới các đảng viên.

Tin khác

Sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168: Người dân chấp hành nghiêm, kỷ cương được thiết lập

Sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168: Người dân chấp hành nghiêm, kỷ cương được thiết lập

(LĐTĐ) Theo Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí, giao thông đi vào nền nếp,…
Từ 20/1, xe ô tô chở học sinh được lưu thông qua cầu Chương Dương

Từ 20/1, xe ô tô chở học sinh được lưu thông qua cầu Chương Dương

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc tổ chức giao thông qua cầu Chương Dương. Đáng chú ý, từ ngày 20/1, xe ô tô chở học sinh được cho phép lưu thông qua cầu này theo cả hai chiều.
Sở GTVT Hà Nội nói gì về bất cập đèn tín hiệu giao thông?

Sở GTVT Hà Nội nói gì về bất cập đèn tín hiệu giao thông?

(LĐTĐ) Trước phản ánh liên quan đến một số bất cập đèn tín hiệu giao thông, đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, ngay khi nắm bắt thông tin, đơn vị đã lập tức cho sửa chữa, điều chỉnh.
Dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nào dự kiến được triển khai thời gian tới?

Dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nào dự kiến được triển khai thời gian tới?

(LĐTĐ) Để thực hiện thắng lợi một trong ba đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực để quyết tâm triển khai thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
TP.HCM: Sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025

TP.HCM: Sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Các bến xe, ga đường sắt, sân bay… tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang khẩn trương triển khai các biện pháp để đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội: Lộ trình của 3 tuyến buýt điện chuẩn bị khai trương như thế nào?

Hà Nội: Lộ trình của 3 tuyến buýt điện chuẩn bị khai trương như thế nào?

(LĐTĐ) Theo kế hoạch dự kiến, ít ngày tới Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) sẽ đưa vào vận hành 3 tuyến buýt điện thí điểm số 05, 39 và 47. Đây là nỗ lực của Transerco nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi phương tiện xanh.
Từ 1/1/2025, đi xe máy không gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?

Từ 1/1/2025, đi xe máy không gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?

(LĐTĐ) Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, xe máy khi tham gia giao thông phải có gương chiếu hậu bên trái để bảo đảm tầm nhìn, sự quan sát cho người điều khiển phương tiện. Có nghĩa là, xe máy bắt buộc phải có gương bên trái, không bắt buộc phải có 2 gương hai bên.
5 cách tra cứu phạt nguội ô tô 2025 đơn giản, hiệu quả

5 cách tra cứu phạt nguội ô tô 2025 đơn giản, hiệu quả

(LĐTĐ) Việc vi phạm Luật Giao thông đường bộ là điều không ai mong muốn, và việc bị phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt hiện nay. Những cách tra cứu phạt nguội ô tô năm 2025 dưới đây sẽ giúp việc tra cứu trở nên đơn giản và hiệu quả.
Trường hợp nào "vượt đèn đỏ" mà không bị xem là hành vi vi phạm giao thông?

Trường hợp nào "vượt đèn đỏ" mà không bị xem là hành vi vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Nghị định 168/2024/NĐ-CP tăng nặng mức phạt với hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông như vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống người tham gia giao thông "vượt đèn đỏ" mà không bị xem là hành vi vi phạm giao thông.
Tai nạn giao thông gần cầu Nhật Tân khiến 3 người tử vong

Tai nạn giao thông gần cầu Nhật Tân khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (13/1), một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên đường Võ Nguyên Giáp, giữa xe tải và xe máy. Vụ tai nạn khiến 3 người tử vong tại chỗ, phương tiện bị hư hỏng nặng. Giao thông hướng lên cầu Nhật Tân ùn tắc, di chuyển khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động