Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chế độ đối với người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ BHXH: Hướng giải quyết ra sao? Danh sách 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng Danh sách 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Nghị định 143 quy định 2 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm: Giám định mức suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tai nạn lao động.
Theo đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện này.
Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân như: Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động; người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa. |
Mức trợ cấp tai nạn lao động sẽ tùy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100%. Cụ thể, người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 3 lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định. Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV.
Theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu tại vùng 4 tăng lên mức 3,45 triệu đồng/tháng.
Ngoài mức trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV.
Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động. Nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Thời điểm để xác định tháng lương cơ sở vùng IV làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp được tính vào tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện, hoặc vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện, thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Bên cạnh đó, nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 31,5 lần tháng lương tối thiếu vùng IV, điều kiện là thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động; người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động; người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động, mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp này được tính tại tháng người lao động bị chết.
Trợ cấp tai nạn lao động thực hiện theo nguyên tắc tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Trường hợp giám định lại có kết quả tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp, người lao động được hưởng thêm trợ cấp bổ sung một lần, để bảo đảm hưởng đủ mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tăng thêm. Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp này được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Nghị định 143 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12
Chính sách 03/12/2024 07:13
Đề xuất hai phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách 01/12/2024 17:30
Người chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội vẫn được nhận trợ cấp hằng tháng
Chính sách 27/11/2024 06:17
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32