Chế độ đối với người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ BHXH: Hướng giải quyết ra sao?
Hà Nội đẩy mạnh công tác phát triển BHXH, BHYT, BHTN Đóng - hưởng bảo hiểm xã hội: Đóng cao, hưởng lương hưu cao |
Giải quyết chế độ ốm đau, thai sản
Cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động căn cứ thời gian thực đóng BHXH đã được xác nhận.
BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố bám sát hướng dẫn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ảnh minh họa: B.D. |
Cụ thể: Đối với trường hợp sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ: Người lao động có thời gian đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) mà đủ 6 tháng trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc 3 tháng trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, nếu đảm bảo căn cứ để xác định người lao động chưa hưởng chế độ thì cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp thai sản theo quy định tại thời điểm người lao động sinh con, nhận nuôi con nuôi, nhận con.
Khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác và làm thay đổi mức trợ cấp thì điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách (tại thời điểm người lao động đủ điều kiện hưởng) để chi trả bổ sung.
Giải quyết chế độ hưu trí
Cơ quan BHXH giải quyết hưởng lương hưu đối với các trường hợp: Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và có thời gian thực đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) thì được giải quyết hưởng lương hưu theo quy định của chính sách tại thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì tính bổ sung thời gian đóng BHXH (nếu có) để điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu đã giải quyết trước đó và chi trả bổ sung chênh lệch mức hưởng cho người lao động kể từ thời điểm đã hưởng.
Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, có thời gian thực đóng BHXH từ đủ 10 năm đến dưới 20 năm (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) mà người lao động có nguyện vọng thì được đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng; thời điểm hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì tính bổ sung thời gian đóng BHXH (nếu có) để điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu đã giải quyết trước đó và chi trả bổ sung chênh lệch mức hưởng cho người lao động kể từ thời điểm đã hưởng (không thực hiện hoàn trả số tiền người lao động đã đóng BHXH tự nguyện để thống nhất với nội dung hướng dẫn tại Công văn số 276/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Giải quyết hưởng BHXH một lần
Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với thời gian thực đóng BHXH. Trường hợp sau đó, khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác và người lao động đề nghị hưởng BHXH một lần cho thời gian đóng bổ sung thì cơ quan BHXH tính gộp thời gian đã giải quyết trước đó với thời gian đóng bổ sung để xác định lại mức hưởng mới theo quy định của Luật BHXH 2014 tại thời điểm giải quyết sau và trừ đi mức hưởng được tính lại tương ứng với thời gian đã được tính hưởng BHXH một lần trước đó bao gồm cả thời gian đã làm tròn (nếu có) để chi trả bổ sung cho người lao động.
Đối với người hưởng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền BHXH) thì giải quyết như trên.
Việc xác định người lao động sau một năm nghỉ việc để làm cơ sở xem xét điều kiện hưởng BHXH một lần theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 căn cứ vào thời điểm nghỉ việc cuối cùng trước khi người lao động đề nghị hưởng BHXH một lần.
Khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì cơ quan BHXH ghi nhận và bảo lưu toàn bộ thời gian đóng bổ sung. Trường hợp người lao động tiếp tục tham gia BHXH thì thời gian đóng bổ sung nêu trên được cộng nối với thời gian tiếp tục tham gia BHXH sau này để tính hưởng chế độ BHXH.
Để đảm bảo quyền lợi hưởng BHXH lâu dài của người lao động, chưa giải quyết hưởng BHXH một lần đối với trường hợp có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền BHXH), trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014.
Giải quyết chế độ tử tuất
Giải quyết trợ cấp mai táng đối với người lo mai táng khi người lao động có thời gian thực đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc tổng thời gian thực đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên.
Giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân người lao động có từ đủ 15 năm thực đóng BHXH bắt buộc trở lên (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) và có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà không lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.
Theo đó, sẽ giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần đối với các trường hợp sau: Người lao động chưa đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật BHXH năm 2014 (bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH); người lao động có đủ 15 năm thực đóng BHXH bắt buộc trở lên mà thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định; người lao động có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định.
Trường hợp khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì cơ quan BHXH tính gộp thời gian đã giải quyết trước đó với thời gian đóng bổ sung để xác định lại mức hưởng theo quy định của Luật BHXH 2014 tại thời điểm giải quyết sau và trừ đi mức hưởng được tính lại tương ứng với thời gian đã được tính hưởng trợ cấp tuất một lần trước đó bao gồm cả thời gian đã làm tròn (nếu có) để chi trả bổ sung cho người lao động.
BHXH Việt Nam chưa xem xét giải quyết hưởng chế độ tử tuất đối với trường hợp người lao động có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm trở lên (trong đó thời gian thực đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 15 năm), có thân nhân đủ điều kiện và đề nghị hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
B.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tin bão mới nhất: Bão Yinxing có xu hướng mạnh thêm
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển
Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại phường Xuân Đỉnh
Đại biểu lo ngại việc lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Giá vàng bật tăng, người dân chen nhau mua
Đối tượng mua bán ma túy chạy ra Hà Nội trốn truy nã nhưng không thoát
Tin khác
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”
Việc làm 07/11/2024 15:00
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 07/11/2024 06:51
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14