Ngày Hội sách và văn hoá đọc năm 2022:

Chấn hưng văn hóa, phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Chào mừng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam (21/4), Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4), sáng nay (15/4) Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày hội sách và văn hoá đọc năm 2022.
Ngày Sách và Văn hóa đọc với nhiều trải nghiệm công nghệ thú vị Phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc và Cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc

Dự lễ khai mạc có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị trong và ngoài nước và đại diện Đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

Chấn hưng văn hóa, phát triển văn hóa đọc
Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội sách và văn hoá đọc năm 2022

Với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”, Ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2022 được tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Đồng thời xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức và cộng đồng, đồng thời phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc; nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan chức năng và tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2022 được tổ chức đa dạng về hình thức bao gồm các hoạt động trực tiếp, hoạt động trực tiếp kết hợp với livestream, các hoạt động được tổ chức từ xa, phù hợp với nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và bạn đọc trong tình hình dịch diễn biến phức tạp.

Chấn hưng văn hóa, phát triển văn hóa đọc
Đại diện Đại sứ quán các nước nói tiếng Tây Ban Nha trao tặng sách cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

Phát biểu khai mạc Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam Kiều Thúy Nga cho biết: Các hoạt động trong Ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2022 cùng tạo nên một bức tranh lớn với nhiều hình thức thể hiện, mang lại không khí tươi mới, giàu sức sống góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, đặc biệt sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Thông qua các hoạt động được tổ chức, Thư viện Quốc gia Việt Nam mong muốn gửi tới mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ thông điệp: Mỗi cuốn sách là kết tinh từ tri thức và đời sống, trong đó chứa đựng bao kiến thức bổ ích cần cho mỗi con người. Đọc sách giúp chúng ta bồi đắp tâm hồn, học hỏi kinh nghiệm, hiểu biết về thế giới, về đại dương, về những thành tựu khoa học xưa và nay. Trong biển cả mênh mông của cuộc sống, đọc sách là cách nhanh nhất để có thể mở rộng tri thức và làm chủ cuộc sống của mình, từ đó nâng cao kiến thức góp phần xây dựng và phát triển xã hội”, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam khẳng định.

Chấn hưng văn hóa, phát triển văn hóa đọc
Thư viện Quốc gia Việt Nam trao tặng sách của các nhà xuất bản, nhà sách, tổ chức và cá nhân cho trường học, thư viện vùng sâu, vùng xa trên cả nước

Tại buổi lễ khai mạc, Đại sứ quán 10 nước nói tiếng Tây Ban Nha thực hiện chương trình tặng sách cho Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quý giúp bạn đọc có thể tiếp cận với một trong những ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng, đồng thời khám phá các nét đặc trưng về văn hoá, xã hội của cộng đồng các nước nói tiếng Tây Ban Nha.

Cùng với đó, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tiếp nhận sách tài trợ của các nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn Hà Nội. Tại buổi lễ Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức tặng sách cho một số thư viện trường học trên địa bàn Thủ đô cùng một số tỉnh, thành phố khác.

Ngày hội sách và văn hoá đọc năm 2022 bao gồm chuỗi các hoạt động:

1, Triển lãm sách văn hóa đọc với cuộc sống: Trưng bày, giới thiệu 1.000 cuồn sách theo 4 nội dung: Sách - di sản của nhân loại; Đọc sách mở cửa tri thức; Đọc sách kiến tạo tương lai; Nghệ thuật đọc sách.

2, Giao lưu tác giả, tác phẩm. Trong đó giới thiệu đến bạn đọc các tác phẩm mới, tiêu biểu, có chiều sâu tư tưởng, kiến thức và mang đậm dấu ấn nghệ thuật, thẩm mỹ, được công chúng quan tâm của các Nhà xuất bản, Nhà sách.

3, Thi vẽ tranh theo sách: Cuộc thi được phát động trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở cho các em học sinh từ 6 đến 13 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổ chức theo hình thức từ xa. Đây là sân chơi bổ ích để các em thỏa sức sáng tạo nghệ thuật cùng niềm đam mê đọc sách.

4, Thi viết cảm nhận một cuốn sách: Cuộc thi được phát động trong thanh niên, tổ chức theo hình thức từ xa. Thông qua Cuộc thi sẽ giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò đọc sách.

5, Trải nghiệm kỹ năng đọc sách: Hoạt động hướng dẫn người học rèn luyện cùng giáo trình “Trí tuệ siêu đọc sách 3.000 từ/phút giúp học sinh, sinh viên có phương pháp đọc sách hiệu quả.

5, Trưng bày ảnh tư liệu: Thư viện thích ứng an toàn, linh hoạt trong đại dịch...

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Với vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân những năm qua Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp cơ sở đến Thành phố đã tổ chức nhiều phiên giải trình, đưa ra các kiến nghị, chất vấn, tái chất vấn, yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

(LĐTĐ) Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc diện được hưởng chính sách về cho thuê, mua nhà ở xã hội.
Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

(LĐTĐ) Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bà con vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin điều trị u bướu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận một số trường hợp cả tin, mê tín cho rằng có biểu hiện lạ của cơ thể do “ma bắt”, y học không thể điều trị khỏi bệnh; do đó không tới khám, bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, để lại hậu quả đáng tiếc.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Qua hai phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật. Trong đó, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

Tin khác

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

(LĐTĐ) Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bà con vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin điều trị u bướu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận một số trường hợp cả tin, mê tín cho rằng có biểu hiện lạ của cơ thể do “ma bắt”, y học không thể điều trị khỏi bệnh; do đó không tới khám, bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, để lại hậu quả đáng tiếc.
Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.
Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

(LĐTĐ) Ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo.
Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

(LĐTĐ) Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề “Thành phố thông minh tại Châu Á” và tọa đàm Xây dựng đô thị thông minh, kết nối, phát triển - Tầm nhìn của lãnh đạo. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự Hội thảo.
Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, mới đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm (từ 2023 - 2026).
Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch golf trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chất lượng, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây; Liên chi hội Du lịch Golf Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Hà Nội; Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình Kết nối sản phẩm du lịch golf giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2023.
Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

(LĐTĐ) Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) với 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Xem thêm
Phiên bản di động