Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản cần tăng cường quảng bá, truyền thông sách, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc, xóa “vùng trắng” về văn hóa đọc.
Bộ sách thiếu nhi nổi tiếng "Những đứa trẻ kì diệu" ra mắt dịp Giáng sinh Khơi dậy tình yêu Thăng Long - Hà Nội qua những tiểu thuyết lịch sử Nối sợi dây giữa xưa và nay trong "Hà Nội bảo thế là thường"

Ngày 23/3, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn.

Vượt khó đạt nhiều kết quả nổi bật

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành xuất bản cũng đối mặt với nhiều khó khăn như: hoạt động xuất bản bị gián đoạn do thời gian giãn cách xã hội; sức mua giảm; các chi phí nguyên vật liệu tăng giá do khó khăn về nguồn cung cấp; tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; thiếu kinh phí hoạt động dẫn đến việc đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế…

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn trao Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông cho các đơn vị

Tuy nhiên khi dịch được kiểm soát, các hoạt động của ngành được vực dậy, phát triển và đạt được những thành tựu khả quan. Tổng doanh thu và lợi nhuận của các nhà xuất bản đều tăng so với năm 2020. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.996,667 tỷ đồng (tăng 12,4 %).

Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của các nhà xuất bản trong việc nắm bắt thị trường, nhu cầu của độc giả tới việc thích ứng nhanh nhạy để chuyển đổi các hình thức kinh doanh, tuyên truyền, quảng bá sách.

Bên cạnh đó, tổng số lao động của các nhà xuất bản vẫn cơ bản được giữ vững, không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến tinh thần chung của các cán bộ, biên tập viên nhà xuất bản, góp phần làm cho hoạt động của nhà xuất bản được ổn định trong bối cảnh hết sức khó khăn như hiện nay.

Năm 2021 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, bám sát các sự kiện, các nhà xuất bản đã tập trung thực hiện tốt việc khai thác, tổ chức bản thảo, xuất bản được nhiều xuất bản phẩm giá trị, phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, trong đó có xuất bản một số xuất bản phẩm tuyên truyền việc đưa Nghị quyết của Đại hội XIII và các Nghị quyết quan trọng khác của Đảng vào cuộc sống.

Nhiều xuất bản phẩm có giá trị, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, biển đảo; quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Việt Nam; phục vụ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, sách hướng dẫn kỹ năng khởi nghiệp được xuất bản.

Bên cạnh đó, các cuốn sách có nội dung liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ca ngợi tình cảm, nhiệt huyết của đội ngũ làm công tác phòng, chống dịch và việc phục hồi kinh tế thời dịch bệnh cũng được các nhà xuất bản chủ động khai thác và kịp thời xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và động viên tinh thần bạn đọc.

Đặc biệt năm 2021, nhiều cuốn sách có giá trị được xuất bản đã nhận được đánh giá cao của dư luận xã hội. Một số cuốn sách thu hút được nhiều bạn đọc và được in với số lượng lớn, bước đầu thực hiện mục tiêu xuất bản sách có sức lan toả.

Qua công tác đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu cho thấy, mặc dù vi phạm về nội dung xuất bản phẩm chưa được khắc phục triệt để nhưng số lượng xuất bản phẩm vi phạm chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số xuất bản phẩm được xuất bản và tính chất, mức độ vi phạm cũng không có biểu hiện nghiêm trọng. Điều này phần nào thể hiện việc quản lý quy trình xuất bản của các nhà xuất bản đã tốt hơn, hạn chế được phần nào những sai sót về nội dung xuất bản phẩm của các năm trước.

Cùng đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng được các nhà xuất bản chú trọng hơn. Tổng số lượng nhà xuất bản được xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản xuất bản phẩm điện tử đã tăng lên thành 12 nhà xuất bản (tăng 33%).

Một số nhà xuất bản dù chưa đăng ký xuất bản điện tử nhưng với sự quan tâm của cơ quan chủ quản đang triển khai các dự án đầu tư lớn về công nghệ gắn kế hoạch chuyển đổi số như: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật…

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, ngành xuất bản cũng còn một số hạn chế. Số lượng ấn bản bình quân còn thấp, khoảng 11.000 bản/ấn phẩm, nếu trừ đi số lượng sách giáo khoa, số ấn bản bình quân đạt 4.300 bản/ấn phẩm. Cơ cấu sách chưa hợp lý, một số mảng sách quan trọng như: chính trị, pháp luật; khoa học, công nghệ; kinh tế tuy có tăng về số đầu sách nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số đầu sách và số lượng in còn rất thấp.

Chất lượng sách nhìn chung chưa cao, vẫn còn xuất hiện nhiều sách “vô bổ”, sách có nội dung sai sót, sai phạm, buộc phải tự thu hồi, sửa chữa hoặc bị các cơ quan chức năng xử lý. Còn ít sách có giá trị cao, có sức lan tỏa, nhất là sách về khoa học chính trị, khoa học công nghệ.

Vẫn còn một số nhà xuất bản thiếu hụt chức danh Tổng Biên tập nhà xuất bản, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nội dung và sự ổn định của nhà xuất bản.

Năm 2021, việc ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để phát triển xuất bản điện tử tuy đã được các nhà xuất bản chú trọng nhưng nhìn chung tình hình triển khai xuất bản điện tử trong hoạt động xuất bản chưa đều do còn hạn chế về nguồn lực đầu tư.

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc
Các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị xuất bản, phát hành nhận Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xuất bản, phát hành của nhiều nhà xuất bản chưa có sự bứt phá rõ rệt, số lượng nhà xuất bản đủ điều kiện thực hiện xuất bản phẩm điện tử tuy đạt và vượt mục tiêu (mục tiêu 15 - 20%) nhưng so với yêu cầu chiếm tỉ lệ còn thấp so với tổng số nhà xuất bản (12/57 nhà xuất bản, chiếm 21%).

Xóa “vùng trắng” về văn hóa đọc

Chúc mừng và đánh giá cao những kết quả mà ngành xuất bản đã đạt được trong năm 2021, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chia sẻ: Năm 2021, một năm đầy những khó khăn và thách thức đối với hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm qua đó, càng khắc họa đậm nét những nỗ lực vượt bậc đầy tâm huyết, trách nhiệm của những người làm xuất bản, đề xuất nhiều giải pháp mới và sáng kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của toàn ngành.

Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm đề nghị trong năm 2022, những người làm công tác xuất bản phải đổi mới tư duy, bắt nhịp thời cuộc, nhạy bén xử lý những tình huống cụ thể, đồng thời phải giải quyết những vấn đề chiến lược của ngành, góp phần khẳng định xuất bản là lĩnh vực tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân để thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành Sách Việt Nam.

Đồng thời, ngành xuất bản tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản, tăng cường phối hợp, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản.

Các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền trong năm 2022, nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Đồng thời tăng cường quảng bá, truyền thông sách, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc, xóa “vùng trắng” về văn hóa đọc. Cần quan tâm thích đáng đến mạng lưới phát hành sách ở miền núi, vùng sâu, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển, mức độ thụ hưởng và đời sống văn hoá giữa các vùng, miền.

Để thích ứng linh hoạt sau đại dịch Covid-19, ngành cần tăng cường tính tự chủ, chủ động trong phòng chống dịch, bảo đảm hài hòa chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị theo tinh thần Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ.

Tính đến hết ngày 31/12/2021, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 32.948 xuất bản phẩm (giảm 9%) với 400.610.118 bản (giảm 0,7%). Trong đó: Xuất bản phẩm dạng sách in đạt 29.274 cuốn (giảm 9%) với 350.000.000 bản (giảm 3,6%); Xuất bản phẩm dạng điện tử là 2.300 xuất bản phẩm (tăng 12,2%) với ước tính khoảng 25 triệu bản (tăng 16 lần). Xuất bản phẩm khác (đĩa DVD, tranh ảnh, bản đồ, lịch các loại...) đạt 1.374 xuất bản phẩm (giảm 31,6%) với 25.610.118 bản (giảm 34%).

Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.996,667 tỷ đồng (tăng 12,4 %); Nộp ngân sách 260,732 tỷ đồng (tăng 71,7%); Lợi nhuận (sau thuế) đạt 384,243 tỷ đồng (tăng 80,7%).

Tỷ lệ xuất bản phẩm bình quân đầu người đạt 4,08 bản/người/năm (giảm 1,2%).

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Xem thêm
Phiên bản di động