Cha mẹ cần làm gì để con tránh những tổn thương tâm lý đến mức tự tử?

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử cha mẹ cần đặc biệt chú ý như trẻ bị suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, thường xuyên nhắc đến cái chết...
Kỳ vọng thái quá từ cha mẹ “trói” con vào những áp lực vô hình Đừng bắt con lớn phải làm “cha, mẹ” của những đứa em

Rạng sáng ngày 1/4, một nam sinh trường THPT chuyên tại Hà Nội đã trèo qua ban công căn hộ từ tầng 28 nhảy xuống tự tử, trước đó nạn nhân có để lại một bức thư tuyệt mệnh cho gia đình.

Đến tối ngày 1/4, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Ninh cho biết, vào sáng 31/3, gia đình nữ sinh N.K.V phát hiện con tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng.

Những vụ việc học sinh tự tử xảy ra liên tiếp thời gian gần đây khiến cả xã hội không khỏi bàng hoàng, đau xót. Với các bậc phụ huynh, những sự việc đau lòng này còn là hồi chuông cảnh báo cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

TS Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục đã có cuộc trao đổi với VOV.VN về vấn đề này.

TS Hoàng Trung Học
TS Hoàng Trung Học

PV: Những vụ học sinh tự tử đầy thương tâm liên tiếp xảy ra, theo chuyên gia, người giám hộ, cha mẹ có trách nhiệm ra sao trong việc bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương tâm lý nghiêm trọng này?

TS Hoàng Trung Học: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ có hành vi tự hủy hoại bản thân, đứng trước những sự việc này, chúng ta không nên vội đổ lỗi cho bất cứ ai, mà cần nhìn nhận nguyên nhân đa chiều, đầy đủ của sự việc.

Với trẻ em, vai trò của gia đình, người giám hộ là rất quan trọng, đặc biệt với trẻ mầm non, tiểu học, THCS, trẻ ở độ tuổi vị thành niên thì vai trò của bố mẹ lại càng quan trọng hơn nữa.

Cha mẹ không chỉ là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ trẻ, mà khi con có bất cứ thay đổi nào về tâm lý, cha mẹ cũng cần có sự quan sát, hỗ trợ kịp thời. Chúng ta không nên nuôi con chỉ bằng dinh dưỡng, chăm sóc, mà vai trò dưỡng dục là đặc biệt quan trọng, cha mẹ cần quan sát, hiểu con để đưa ra những hỗ trợ kịp thời, nhất là khi phát hiện con có những bất thường về mặt tâm lý.

PV: Trong nhiều vụ việc học sinh tự tử, nạn nhân để lại bức tư tuyệt mệnh khiến người lớn xót xa khi thấy trong đó là những áp lực quá lớn từ việc học tập, những bế tắc của trẻ khi không thể giãi bày? Phải chăng những áp lực học tập quá lớn đang khiến những đứa trẻ bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, thưa ông?

TS Hoàng Trung Học: Việc học sinh tự tử có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nhiều em có dấu hiệu trầm cảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 75% học sinh trầm cảm có nguy cơ tự tử, bên cạnh đó cũng có những vụ tự tử do sức ép quá lớn từ việc học hay do những xung đột với bố mẹ hoặc người lớn xung quanh.

Nếu nói rằng trẻ bị áp lực đến mức tự tử do quá tải chương trình hay sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ có lẽ chưa thực sự đầy đủ. Áp lực thời nào cũng có, điều quan trọng là cách ứng xử trước những áp lực đó ra sao lại là câu chuyện mà người lớn cần giúp trẻ nhận thức và vượt qua. Làm thế nào để tạo ra nội lực, "vaccine tinh thần" cho mỗi trẻ, để các em có thể ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống là điều đáng bàn.

Đừng chỉ nhìn thấy câu chuyện làm sao để giảm áp lực cho trẻ, chúng ta có thể giảm áp lực nhưng nếu năng lực ứng phó của trẻ kém thì vẫn luôn tiềm ẩn những vấn đề xảy ra.

Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con theo kiểu bao bọc quá mức. Các cặp vợ chồng có xu hướng sinh ít con để dành mọi sự chăm sóc, bao bọc tốt nhất trong khả năng cho con. Ở góc độ nào đó, việc này không hề tốt vì sẽ làm trẻ mất đi khả năng tự lập, ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, khi gặp vấn đề, trẻ sẽ không thể tự xử lý từ đó gây ra những hành vi tiêu cực và tự tử cũng chỉ là một biểu hiện.

Nhiều khi chúng ta không thể thay đổi những áp lực trong cuộc sống nhưng lại có thể thay đổi được nội lực trong chính con người mình. Các bậc phụ huynh muốn con vượt qua áp lực thì cần rèn luyện cho con từ nhỏ, nuôi con, thương con là phải giúp con có khả năng tự đối mặt, vượt qua những khó khăn, thậm chí để cho con tự trải nghiệm những vấp ngã ở mức độ vừa phải. Cha mẹ cũng không nên làm mọi việc thay con. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên khuyến khích, động viên, dạy con cách đối mặt với thực tế và tìm cách vượt qua.

PV: Những dấu hiệu nào có thể cảnh báo cho các bậc phụ huynh rằng con đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến việc tự tử?

TS Hoàng Trung Học: Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy một người đang nghĩ đến cái chết. Trong đó có những biểu hiện cơ bản như suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị, kỳ vọng trong cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, chán ăn, chán ngủ, chán chơi, chán tất cả mọi thứ, bao gồm cả cha mẹ, anh em…

Thứ 2, trẻ có thể thường xuyên nhắc đến cái chết. Cái chết xuất hiện trong những câu chuyện, câu hỏi thường ngày. Nếu trẻ thường đứng thất thần trên cao nhìn ra xa, hỏi vu vơ những câu như “không biết nhảy từ trên này xuống có đau không”, hay trẻ từng có ý định tự tử trong quá khứ, hoặc có thường xuyên có những hành vi như tuyệt thực thì đây là những dấu hiệu hết sức đáng ngại mà cha mẹ cần chú ý.

Đặc biệt, những dấu hiệu này càng nghiêm trọng hơn ở những trẻ trong độ tuổi THCS, THPT, vì đây là giai đoạn tâm lý đang chuyển tiếp, trẻ dễ xúc động, manh động và khả năng kiểm soát cảm xúc kém, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới con trong giai đoạn này.

PV: Nhiều phụ huynh vẫn nói rằng, họ muốn làm bạn với con, muốn hiểu con, nhưng sự khác biệt về thế hệ khiến điều này không dễ dàng. Chuyên gia có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?

TS Hoàng Trung Học: Tôi cũng thường xuyên nhận được những câu hỏi như làm sao để làm bạn với con và tôi cũng thường đặt câu hỏi ngược lại rằng, cha mẹ có thực sự muốn làm bạn với con hay không? Khi cha mẹ nhận thức rằng cần làm bạn với con, muốn làm bạn với con, nhưng trong thâm tâm lại chưa thực sự muốn thì rất khó.

Làm bạn là phải chấp nhận, làm bạn là bình đẳng, thậm chí trước những cái sai của trẻ cần biết bao dung, lắng nghe và tôn trọng cả những gì con chưa đúng, khích lệ, động viên con những khi con gục ngã.

Chỉ khi nào các bậc phụ huynh làm được những điều trên, như vậy mới có thể làm bạn với con.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Nguyễn Trang/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/cha-me-can-lam-gi-de-con-tranh-nhung-ton-thuong-tam-ly-den-muc-tu-tu-post934714.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động