Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh Công an để lừa đảo
Y án cựu nữ cán bộ công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Lĩnh 15 năm tù vì chiếm đoạt tiền tỷ với chiêu trò lừa "chạy án" |
Nhiều “chiêu trò” mạo danh Công an
Ngày 1/11 vừa qua, cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can; lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Ngô Thị Chinh (sinh năm 1974; trú tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, từ tháng 4/2018 đến nay, Chinh đã mạo danh là cán bộ ngành Công an để lừa đảo và chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều bị hại thông qua việc hứa hẹn xin việc làm và đổi tiền Việt Nam đồng mới, ngoại tệ. Vụ việc đang tiếp tục được xác minh, làm rõ.
Cơ quan chức năng hỏi cung một đối tượng giả danh Công an để lừa đảo. |
Một trường hợp giả danh khác đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Thanh Trì, ra quyết định tạm giữ hình sự về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đối tượng Vũ Văn Định (sinh năm 1980; trú tại Hải Dương) từng chăm sóc người nhà điều trị tại Bệnh viện K - Tân Triều nên biết mặt và lấy được số điện thoại của một số bác sĩ và cán bộ đang công tác tại bệnh viện. Nắm được nhu cầu của nhiều người muốn các bệnh nhân được mổ sớm, Định nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nghi phạm thường đến bệnh viện này tiếp cận người nhà bệnh nhân, hứa hẹn về việc sẽ giúp bệnh nhân được mổ sớm, được quan tâm, chăm sóc trong quá trình điều trị tại bệnh viện... Để tạo niềm tin, đối tượng giới thiệu tên Tuấn, là đội phó Đội điều tra hình sự Công an huyện Thanh Trì, đồng thời đưa số điện thoại của một số bác sĩ bệnh viện lưu trong máy cho “con mồi” xem. Ngày 27/10, khi nghi phạm đang nhận tiền thì bị Công an bắt quả tang...
Còn trước đó, cuối tháng 10/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Mai Thị Lan (sinh năm 1977; trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra, làm rõ về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Chỉ huy Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ - Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết, Mai Thị Lan đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, trong đó có việc mạo danh Đại tá Công an, tự giới thiệu mình là người thân của lãnh đạo cấp cao, có nhiều mối quan hệ; đối tượng đặt làm giả 3 quyển số tiết kiệm trên mạng Internet trên đó ghi số tiền hàng trăm tỷ đồng; Lan cũng thường xuyên chia sẻ hình ảnh, thông tin sở hữu nhiều tài sản có giá trị, từ đó tạo lòng tin với nhiều người để chiếm đoạt tài sản... Cơ quan chức năng đã phát hiện một số bộ quân trang, quân phục của lực lượng Công an trên 2 chiếc xe tang vật mà đối tượng Lan mua từ những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước đó.
Người dân tự nâng cao cảnh giác
Theo Công an thành phố Hà Nội, qua công tác nắm tình hình, quá trình điều tra cho thấy, các đối tượng giả mạo Công an, chủ yếu để thực hiện hành vi lừa đảo (lừa tiền, lừa tình, lừa chạy việc, cướp, cưỡng đoạt tài sản…). Chúng đánh trúng tâm lý lo sợ khi bị kiểm tra, khi phải đối diện với lực lượng chức năng, ngại liên quan đến pháp luật. Số bị hại bị các đối tượng lừa đảo bằng hình thức mạo danh, giả danh cán bộ các cơ quan tư pháp đều là những bị hại ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí; thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm; không có kiến thức về bảo mật thông tin cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, hoặc lo sợ bị mất uy tín nên không trình báo với cơ quan Công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Đoàn Tuấn Anh - Phó trưởng Công an quận Nam Từ Liêm, cho biết, việc giả danh lực lượng Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân là hành vi gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, uy tín và danh dự của lực lượng Công an nhân dân. Lợi dụng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Công an nhân dân theo quy định của pháp luật nên nhiều đối tượng xấu đã giả danh lực lượng Công an để thực hiện các hành vi phạm tội một cách thuận lợi, dễ dàng. Bởi vì, đa số các nạn nhân đều nhầm tưởng đối tượng xấu giả danh chính là lực lượng Công an đang thi hành công vụ nên chấp hành và không hề chống đối...
Nhiều ý kiến cho rằng, việc giả danh lực lượng Công an bằng cách sử dụng trái phép quân trang, quân dụng và công cụ hỗ trợ (gọi chung là quân trang) của lực lượng Công an để thực hiện các hành vi trái pháp luật do buông lỏng quản lý dẫn đến hoạt động mua bán, sử dụng trái phép quân trang của ngành Công an diễn ra phổ biến. Ngoài ra, việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái các loại quân trang vẫn còn xảy ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý triệt để. Do đó, các ngành chức năng cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc sản xuất đồ nhái. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trang mạng xã hội hoặc các cửa hàng buôn bán, kinh doanh trái phép quân trang, đặc biệt, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc. Vì vậy người dân không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội. Bên cạnh đó, người dân cần hỏi rõ về đơn vị công tác, xin số máy lãnh đạo và xác minh nhanh (tra số trên đường dây nóng, cổng thông tin các đơn vị Công an niêm yết trên mạng). Có thể hỏi tên một số người tại đơn vị mà đối tượng nói làm việc ở đó. Quan trọng nhất là mỗi cá nhân cần nghiêm chỉnh chấp hành quy định và yêu cầu của lực lượng thực thi nhiệm vụ, tự nâng cao hiểu biết về pháp luật, các quy định, quy trình công tác của ngành Công an, bình tĩnh xử lý tình huống khi phải đối diện với những người mặc trang phục Công an nhân dân./.
Theo luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội), để tránh rơi vào bẫy của những kẻ giả danh Công an, người dân cần nắm được quy trình công tác của ngành Công an đã được pháp luật quy định. Theo đó lực lượng Công an khi thi hành lệnh bắt hoặc khám xét chỗ ở công dân thì phải có Công an sở tại đi cùng, sự chứng kiến của đại diện tổ dân phố, chính quyền địa phương và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân… Bên cạnh đó, khi phát hiện những biểu hiện nghi vấn của kẻ giả danh Công an như trang phục Công an nhân dân thiếu biển tên, cách nói không thể hiện là người hiểu biết pháp luật, cần yêu cầu cán bộ đó cho xem giấy chứng minh Công an nhân dân (thẻ ngành), các giấy tờ liên quan (lệnh bắt, khám xét...). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45