Y án cựu nữ cán bộ công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Ngày 14/11, Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy (39 tuổi, cựu cán bộ công an huyện Đan Phượng, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngày 7/5/2015, tổ công tác Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) kiểm tra hành chính quán karaoke ở phố Đặng Văn Ngữ (phường Trung Tự, quận Đống Đa), đưa 6 người không giấy tờ tùy thân về trụ sở Công an quận giải quyết. Trong số 6 người này có Nguyễn Minh A, Vũ Anh D và Nguyễn Thái B là cán bộ Đội 2, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội. Công an quận Đống Đa cho test ma túy đối với 6 người, kết quả xác định âm tính.
Do không phát hiện vi phạm nên Công an quận Đống Đa đã liên hệ với Ban chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông số 2 đến nhận bàn giao đối với 3 cán bộ.
Bị cáo Thủy tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: V.Dũng) |
Sau sự việc, do sợ bị xử lý kỷ luật vì đã bỏ vị trí công tác, ngày 7/5/2015, A nhờ người quen tìm người giúp để không bị xử lý kỷ luật. Lúc này A được giới thiệu gặp Nguyễn Thị Thanh Thủy (khi đó đang là điều tra viên Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an huyện Đan Phượng).
Thủy nhận lời giúp để những người này không bị xử lý kỷ luật. Thủy tìm gặp Phạm Hoài Nam (thời điểm đó đang là Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Cầu Giấy), nhờ đến gặp để xin lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội cho A, D và B không bị xử lý kỷ luật.
Theo yêu cầu của Thủy, người nhà của A, D và B đã chuẩn bị tiền để đưa cho Thủy "lo việc". Sau nhiều lần gặp và nói chuyện, ba cán bộ công an cùng gia đình đưa cho Thủy tổng cộng hơn 1,3 tỷ đồng. Thủy đã đưa cho Nam 30 triệu đồng và 30.000 USD, giữ lại 660 triệu đồng.
Tháng 10/2015, căn cứ tính chất vi phạm vì bỏ vị trí công tác, Công an thành phố Hà Nội quyết định điều động 3 cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông sang công tác tại Phòng Cảnh sát bảo vệ. Nhóm này thấy Thủy đã hứa hẹn và nhận tiền nhưng không giúp được nên gửi đơn tố giác đối với Thủy và Nam.
Tháng 7/2021, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Thủy 13 năm tù, Nam 8 năm tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Sau đó Thủy kháng cáo kêu oan.
Tại tòa phúc thẩm, Thủy giữ nguyên kháng cáo, đề nghị thay đổi kiểm sát viên vì cho rằng không đảm bảo khách quan. Bị cáo và luật sư bào chữa còn đề nghị triệu tập bị án Phạm Hoài Nam, ba cán bộ công an cùng nhiều người liên quan để thực hiện đối chất.
Hội đồng xét xử không chấp nhận việc thay đổi kiểm sát viên vì không có căn cứ; những người mà bị cáo và luật sư muốn triệu tập đều đã có lời khai trong hồ sơ, quá trình xét xử nếu thấy cần thiết thì sẽ xem xét…
Bước sang phần xét hỏi, Thủy thừa nhận có được nhờ vả để giúp cho ba cán bộ công an không bị kỷ luật nhưng khi ấy đã trả lời rằng không giúp được vì không có khả năng. Thủy sau đó cho số điện thoại của Phạm Hoài Nam để tự liên hệ.
Nữ bị cáo nhiều lần rơi nước mắt, cho rằng không hứa hẹn, không nhận tiền, cũng không lừa đảo ba cán bộ công an cùng gia đình họ. Duy nhất, chị gái của một trong ba cán bộ công an từng nhờ Thủy đưa một phong bì cho Nam. Thủy đồng ý, gặp và đưa cho Nam, không biết bên trong phong bì có gì.
Hồ sơ vụ án thể hiện Thủy từng có bản báo cáo và cam kết về việc hứa trả tiền cho gia đình ba cán bộ công an. Được hỏi về điều này, Thủy nói bị ép buộc viết, đã kêu oan rất nhiều lần nhưng chưa giải quyết.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử nhận định tòa sơ thẩm tuyên án là có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Thủy và Nam dù không có nhiệm vụ, quyền hạn nhưng vẫn nhận tiền và hứa hẹn để giúp ba cán bộ công an không bị kỷ luật.
Bị cáo kêu oan nhưng không có chứng cứ gì mới, cho rằng bị ép viết bản báo cáo và cam kết nhưng không đưa ra được bằng chứng chứng minh… Do vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của Thủy, tuyên y án 13 năm tù.
Hội đồng xét xử cũng cho rằng hành vi của nhóm ba cán bộ công an và gia đình đã tập hợp tiền để đưa cho Thủy và Nam lo lót không bị kỷ luật và tước quân tịch là có dấu hiệu đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Tuy nhiên, xét trong phạm vi vụ án đang xét xử, cũng như việc không ảnh hưởng đến bản chất hành vi lừa đảo của bị cáo, Hội đồng xét xử kiến nghị Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra cấp sơ thẩm xác minh, làm rõ, nếu có vi phạm cần xử lý nghiêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Pháp luật 21/10/2024 16:15
Các mức án trong đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
Pháp đình 17/10/2024 18:22
Bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp tục lĩnh án chung thân
Pháp đình 17/10/2024 17:22
Mạo danh Công ty điện lực nhằm chiếm đoạt thông tin khách hàng
Pháp luật 14/10/2024 19:36
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và em gái kháng cáo
Pháp đình 02/10/2024 16:22
Nhân viên cây xăng dùng dao truy sát khách hàng lĩnh án
Pháp đình 27/09/2024 18:42
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm án tù
Pháp đình 25/09/2024 15:36