Không chủ quan khi mắc cúm mùa

Thời gia qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hệ thống Y tế Medlatec… đều gia tăng bệnh nhân tới khám và điều trị do cúm mùa.
Tiêm vắc xin phòng biến chứng nguy hiểm của cúm mùa Cảnh báo ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao Việt Nam theo dõi chặt dịch cúm mùa bùng phát ở Nhật Bản

Gia tăng ca bệnh

Điển hình tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm. Trong đó, có bệnh nhân V.V.U (62 tuổi, ở Quảng Ninh), có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong 7 năm qua, tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh lý không được tốt. Bệnh nhân ít đi khám định kỳ, không theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Trong vòng 1 năm qua, bệnh nhân đã phải nhập viện khoảng 5 lần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Không chủ quan khi mắc cúm mùa
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc thăm, khám cho bệnh nhân.

Trước khi nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở tăng dần. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại cơ sở y tế 2 ngày, nhưng tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng hơn, buộc phải đặt ống nội khí quản. Sau khi có kết quả xét nghiệm cúm A dương tính, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân trong tình trạng đã đặt ống nội khí quản do suy hô hấp nặng. Sau 2 tuần điều trị, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng. Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải duy trì đặt ống nội khí quản và ăn qua sonde dạ dày do không thể tự ăn.

Còn tại Hệ thống Y tế Medlatec cũng ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 chị em trong một gia đình. Trong đó, hai trẻ có diễn biến nặng với biến chứng viêm phổi, phải nhập viện để điều trị.

Cả 3 bệnh nhi đến khám tại Medlatec với các triệu chứng: Sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực trái, nhiều dịch mũi. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính tăng dần.

Xét nghiệm test nhanh cúm cho kết quả dương tính với cúm A ở cả ba trẻ. Trong đó, 2 bé gái có tình trạng nặng hơn, được chỉ định nhập viện do biến chứng viêm phổi, với các bilan viêm tăng cao, bao gồm bạch cầu (BC) tăng và CRP cao. Chụp CT phổi có hình ảnh tổn thương viêm phổi. Riêng bé trai do triệu chứng nhẹ hơn, được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hai bệnh nhi nhập viện được điều trị tích cực theo phác đồ, bao gồm kháng sinh, thuốc hạ sốt, chăm sóc hỗ trợ hô hấp và theo dõi sát tình trạng viêm phổi. Sau 7 ngày điều trị nội trú tình trạng sức khỏe của các bé đã ổn định. Hình ảnh chụp CT phổi sau điều trị không còn tổn thương, chức năng hô hấp cải thiện tốt, sức khỏe gần như hồi phục hoàn toàn.

Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện cũng tiếp nhận điều trị khoảng 10 ca mắc cúm, trong đó có những ca biến chứng nặng…

Tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả

Theo đó, hiện nay, thời tiết mùa đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2, cúm A là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm tới 75% các trường hợp nhiễm cúm ở người. Các chủng vi rút cúm A thường gặp bao gồm: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, trong đó, H5N1 và H7N9 xuất hiện ở gia cầm nhưng có khả năng lây sang người, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành đại dịch.

Vi rút cúm A có thể lây từ gia cầm mắc bệnh sang người khi có tiếp xúc gần, tuy nhiên, phổ biến hơn cả là lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, vi rút trong cơ thể sẽ phát tán ra ngoài theo tuyến nước bọt với phạm vi lên tới 2m. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, hoặc trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: Sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu chảy.

Bác sĩ Ngọc cảnh báo, phần lớn bệnh nhân mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh lý nền) có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: Viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, thậm chí là sảy thai.

Nếu mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi, hay bệnh lý van tim. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển nặng với các triệu chứng sốt cao, khó thở, suy đa tạng và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một trong những điều quan trọng nhất khi đối phó với bệnh dịch do vi rút cúm là chẩn đoán nhanh chóng và kịp thời. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định bệnh và can thiệp điều trị phù hợp. Đồng thời, cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.

Bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ, người có bệnh nền, cao tuổi, suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cẩn trọng trước nguy cơ nhiễm cúm. Đồng thời, để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên tuân thủ 5 biện pháp quan trọng sau đây:

1. Tiêm phòng: Tiêm vắc xin cúm hằng năm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình. Vắc xin giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch chống lại các chủng vi rút cúm phổ biến trong năm đó.

2. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Tránh chạm vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng.

3. Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc gần với người đang bị cúm. Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà để tránh lây lan sang người khác.

4. Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn làm việc, điện thoại. Vi rút cúm có thể sống trên các bề mặt này trong một thời gian dài, do đó việc vệ sinh kỹ càng là rất cần thiết.

5. Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress để tăng cường hệ miễn dịch. Một cơ thể khỏe mạnh là cách tốt nhất để chống lại bệnh tật.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Tỷ giá trung tâm bắt đầu tuần mới với 24.779 đồng/USD
Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Hôm nay 17/3, giá dầu thế giới tiếp tục tăng, dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,19 USD/thùng, tăng 0,95%, giá dầu Brent ở mốc 70,65 USD/thùng, tăng 1%.
Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).
Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Trải qua 2 ngày thi đấu với 407 trận cầu căng thẳng và hấp dẫn, Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 đã chính thức bế mạc.
Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Theo các chuyên gia y tế, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể phân biệt bằng mắt thường là có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí, chuyên gia cũng có thể nhầm. Để phòng tránh ngộ độc nấm, người dân không tự ý hái các loại nấm hoang dại để ăn.
Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025. Theo đó, Sở sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại các cơ sở giáo dục cấp trung học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Ngày 16/3, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 60 năm phong trào “Ba đảm đang”; biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024.

Tin khác

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Theo các chuyên gia y tế, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể phân biệt bằng mắt thường là có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí, chuyên gia cũng có thể nhầm. Để phòng tránh ngộ độc nấm, người dân không tự ý hái các loại nấm hoang dại để ăn.
Hà Nội có thêm 1 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử

Hà Nội có thêm 1 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa tổ chức họp Hội đồng chuyên môn để thẩm định và quyết định việc sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hồ sơ giấy.
Cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin sởi

Cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin sởi

Theo các chuyên gia y tế, tình hình dịch bệnh sởi vẫn ở mức cao và có nguy cơ tiếp tục gia tăng, tuy nhiên, tiến độ tiêm vắc xin còn chậm. Chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền của dịch bệnh khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Thời gian qua, các cơ sở y tế quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Hà Nội ghi nhận thêm 131 trường hợp mắc bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 131 trường hợp mắc bệnh sởi

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần, Hà Nội ghi nhận thêm 131 trường hợp mắc bệnh sởi (tăng 11 ca so với tuần trước đó).
Tôn vinh giá trị, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội

Tôn vinh giá trị, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 1005/KH-SYT về tổ chức kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9 (25/3/2025).
Cảnh báo tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ

Cảnh báo tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ

Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo từ chuyên gia y tế, nhưng thời gian qua, tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Đáng lo ngại, theo các chuyên gia y tế, tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ.
Hà Nội: Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

Hà Nội: Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 991/KH-SYT thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2025 với mục tiêu 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã. Với những xã đã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng cao tiêu chí theo quy định của Bộ Y tế.
4 đối tượng nguy cơ cao nên tầm soát ung thư dạ dày

4 đối tượng nguy cơ cao nên tầm soát ung thư dạ dày

Theo các chuyên gia y tế, những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày thường gặp, bởi vậy khi bệnh nhân đến khám thì bệnh đã tiến triển nặng, khiến việc điều trị trở lên khó khăn và tốn kém. Bởi vậy, việc tầm soát định kỳ, nhất là những đối tượng nguy cơ cao không chỉ giúp phát hiện sớm các tổn thương ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn đầu, mà còn cải thiện đáng kể tiên lượng và chất lượng sống cho bệnh nhân.
Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Ngày 13/3, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế có Công văn gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường phòng, chống dịch sởi năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động