Cảnh giác “bẫy lừa” sinh viên khi đi làm thêm

(LĐTĐ) Lợi dụng tâm lý muốn kiếm tiền, nhưng thiếu hiểu biết về pháp luật lao động, không ít chủ sử dụng lao động đã nghĩ ra vô số mánh khoé nhằm lợi dụng sức lao động của sinh viên, trong đó, phổ biến là việc “ăn bớt” lương, trả lương không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang! Cơ hội rộng mở con đường du học và nghề nghiệp quốc tế

Ngậm ngùi mất lương khi đi làm thêm

Hồng N (sinh viên năm 3, sinh sống tại Hà Nội) chưa hết ngỡ ngàng khi kể về câu chuyện đi làm thêm của mình. Là sinh viên năm 3, tận dụng thời gian rảnh rỗi, N mong muốn tìm việc làm thêm trong những buổi trống lịch học. Sau khi tìm hiểu và nghe tư vấn của bạn bè, N quyết định bắt đầu công việc part-time, làm nhân viên bán quần áo trên phố Núi Trúc, quận Ba Đình.

tim kiem viec lam
Sinh viên tìm kiếm việc làm tại các Phiên giao dịch việc làm.

Trải qua vòng phỏng vấn đơn giản và được nhận đi làm ngay, N được chủ cửa hàng thỏa thuận mức lương là 18.000 đồng/giờ. Trải qua vài ngày làm việc, trái ngược với thỏa thuận ban đầu là nhân viên bán hàng, N phải kiêm nhiệm thêm công việc của nhân viên dọn kho. N bắt đầu cảm thấy “quá tải” vì công việc vất vả hơn tưởng tượng. Đáng chú ý, công việc nhiều lên, nhưng chủ cửa hàng lại không thực hiện theo đúng thỏa thuận. Tháng lương đầu tiên, N nhận về số tiền chỉ tương đương 16.000 đồng/giờ, vì khối lượng công việc quá tải mà mức lương không xứng đáng, N quyết định xin nghỉ việc.

Tuy nhiên, khi N nộp đơn xin nghỉ việc, chủ cửa hàng viện cớ “không báo nghỉ trước 2 tuần”, nên chỉ trả 70% lương. Theo thoả thuận với chủ cửa hàng lúc mới vào làm việc, khi nhân viên muốn nghỉ, chỉ cần báo trước vài ngày, trước khi sang tháng mới.

“Thực hiện các yêu cầu của chủ cửa hàng, nhưng khi tôi xin nghỉ họ lại không thanh toán đầy đủ lương. Chủ cửa hàng viện hết lý do này, đến lý do khác để trì hoãn việc thanh toán tiền lương cho tôi”, N ngậm ngùi kể lại.

Tại Hà Nội, hiện chưa có số liệu thống kê về tỉ lệ sinh viên tìm việc làm thêm, nhưng theo ghi nhận, hầu hết đa số sinh viên từ các tỉnh, thành khác và sinh viên có nhà tại Hà Nội đều có nhu cầu tìm việc làm thêm bán thời gian, nhằm kiếm thêm thu nhập, học hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm. Tuy vậy, khi ứng tuyển vào doanh nghiệp, dù có kí hợp đồng thoả thuận rõ ràng về công việc, mức lương, quy định, nhưng đến khi kỳ trả lương, chủ sử dụng lao động lại thông báo những điều khoản không có trong hợp đồng, nhằm trừ lương vô lý với sinh viên.

Không chỉ riêng N, câu chuyện của H - sinh viên năm 2, quê Thái Nguyên càng bi hài hơn. Theo H cho biết, H đã đăng kí làm sale theo giờ cho mục bảo hiểm ô tô, tại một công ty trung gian bán các mặt hàng đa ngành nghề, có trụ sở tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân. Dù chưa đi làm muộn buổi nào, cũng như đạt đủ KPI do công ty đưa ra, nhưng cuối tháng, công ty chỉ trả cho H số tiền 1 triệu đồng cho 53 tiếng làm việc, tính ra chỉ tương đương với 18 nghìn đồng/giờ, trong khi theo như Hợp đồng lao động hai bên đã thỏa thuận, công ty để mức lương là 25.000 đồng/giờ.

Nhiều nhân viên làm việc toàn thời gian/bán thời gian tại công ty này cùng phản ánh rằng, mình bị thiếu hụt rất nhiều lương và có nhiều điều khoản đến khi nhận lương thì công ty mới thông báo, chứ không hề nằm trong Hợp đồng lao động.

“Khi được hỏi lý do, phía công ty cho rằng số tiền thiếu do phía công ty đã trả thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên. Theo tôi việc này là rất vô lý”, H bức xúc chia sẻ.

Nên tìm việc ở những nơi uy tín

Theo khảo sát, việc làm thêm chủ yếu được sinh viên tìm kiếm qua bạn bè, hay trên các hội nhóm. Sinh viên đi làm có nhiều lý do khác nhau, như kiếm tiền để trang trải ăn học, để học hỏi kinh nghiệm, phát triển quan hệ, tránh lãng phí thời gian.

Dù vậy, trong thực tế, sinh viên đi làm thêm gặp nhiều tình huống không như mong đợi, chủ yếu do thiếu thông tin và cả tin vào những lời hứa của người thuê. Tại các quận nội thành Hà Nội, nhiều sinh viên không biết mức thù lao mình nhận được hiện đang thấp hơn mức tối thiểu theo Nghị định của Chính phủ.

Trong khi đó, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực từ 1/7/2022, mức tối thiểu là 22.500 đồng một giờ đối với người lao động làm việc có Hợp đồng lao động ở vùng I (hầu hết các quận, huyện ở Hà Nội).

Nhiều sinh viên bị chèn ép mức lương khi tham gia lao động, một phần xuất phát từ việc kém hiểu biết về pháp luật lao động và quyền lợi của mình. Việc không dám lên tiếng khiến tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra, và người thiệt thòi chính là các bạn sinh viên với tâm lý “thấp cổ bé họng”.

Thực tế các trường hợp bị mất tiền khi đi làm thêm đều là sinh viên năm nhất, năm hai, vốn thiếu kinh nghiệm và ngại va chạm xã hội. “Em mong rằng, bản thân mình dù nắm rõ được luật, nhưng vẫn cần có người hướng dẫn để tránh được tình trạng “bán sức lao động” rẻ mạt”, N chia sẻ sau khi trải qua hành trình chán nản đòi lương không có hồi kết.

Đưa ra lời khuyên cho các sinh viên, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, để có thể khắc phục tình trạng trên, trước hết, sinh viên cần nắm rõ luật để bảo vệ quyền lợi của bản thân, cũng như cứng rắn hơn khi chủ lao động có dấu hiệu vi phạm Hợp đồng lao động. Nhiều bạn sinh viên mới bắt đầu đi làm không có nhiều hiểu biết về luật, cần thận trọng tìm hiểu trước về doanh nghiệp và công việc mình tham gia ứng tuyển, để lựa chọn doanh nghiệp uy tín, điều kiện hợp đồng rõ ràng, tránh phát sinh những điều khoản vô lý, vi phạm quyền lợi của người lao động…

Mai Le

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%, dự kiến áp dụng từ 1/7.
Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

(LĐTĐ) Chiều 22/6, tại Hội trường Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2024.
Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) Đông Anh đã phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) và Ủy ban nhân dân xã Cổ Loa tổ chức chương trình Ngày hội trồng cây - Vì một Việt Nam xanh và trao tặng công trình phần việc, gắn biển công trình Đường hoa đô thị “Trật tự - An toàn - Văn minh” tại thôn Phố Chợ, xã Cổ Loa.
Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Hà Nội chiếm 1/10 tổng số thí sinh dự thi của cả nước, nên các nội dung về quy chế, quy định, chuẩn bị cơ sở vật chất, công tác coi thi, giám sát, phòng ngừa gian lận thi cử được Hội nghị đặc biệt chú trọng.
Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động là cảm xúc của anh Đỗ Văn Đức - công nhân Tổ đốt lò của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.

Tin khác

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

(LĐTĐ) Chiều 22/6, tại Hội trường Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Hà Nội chiếm 1/10 tổng số thí sinh dự thi của cả nước, nên các nội dung về quy chế, quy định, chuẩn bị cơ sở vật chất, công tác coi thi, giám sát, phòng ngừa gian lận thi cử được Hội nghị đặc biệt chú trọng.
Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Cụ bà 72 tuổi phát bệnh dại sau hơn 2 tháng bị chó cắn

Cụ bà 72 tuổi phát bệnh dại sau hơn 2 tháng bị chó cắn

(LĐTĐ) Người bệnh bị chó đẻ cắn cách đây hơn 2 tháng, nhưng không tiêm vắc xin, đến khi có biểu hiện của bệnh dại mới vào nhập viện cấp cứu.
Những ngành học sinh viên không lo lỗi thời, ra trường có việc làm ngay

Những ngành học sinh viên không lo lỗi thời, ra trường có việc làm ngay

(LĐTĐ) Nhu cầu lớn từ thị trường lao động và cơ hội nghề nghiệp rộng mở khiến nhiều ngành học trở thành lựa chọn hàng đầu và nhận được sự quan tâm lớn từ học sinh, phụ huynh khi đăng ký xét tuyển vào đại học.
Bảo đảm các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Với 108.573 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, thành phố Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh đông nhất cả nước. Chính vì vậy, các đơn vị cần rà soát thật kỹ với tinh thần thận trọng nhất để loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn, dự báo các tình huống để chủ động ứng phó; đồng thời bảo đảm duy trì tốt các điều kiện phục vụ thí sinh tại các điểm thi trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi.
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới

(LĐTĐ) Dành tình yêu đặc biệt với trà cổ thụ, nghệ nhân Đào Đức Hiếu (Hà Nội) quyết tâm “rời phố lên rừng” lặn lội đến vùng núi cao Suối Giàng (Yên Bái) để nghiên cứu về dòng trà Shan tuyết cổ thụ. Sau hơn 20 năm gắn bó, anh ấp ủ giấc mơ mang trà Việt vươn ra thế giới với một tâm thế mới. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với anh xoay quanh niềm đam mê này.
Dự kiến một số điểm mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Dự kiến một số điểm mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học để lấy ý kiến rộng rãi.
Nắng nóng, người đàn ông suy thận cấp do mất nước

Nắng nóng, người đàn ông suy thận cấp do mất nước

(LĐTĐ) Mới đây, Khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nam bị suy thận cấp do mất nước khi lao động ngoài trời nắng nóng liên tục nhiều ngày.
Vì kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc

Vì kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc

(LĐTĐ) Với 108.573 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, thành phố Hà Nội xác định việc chuẩn bị kỹ càng, toàn diện là yếu tố quan trọng để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, thành công.
Xem thêm
Phiên bản di động