Cần xử lý nghiêm hành vi đi bộ sang đường không đúng quy định
Xe taxi, xe ôm dừng đỗ vô tội vạ trước cổng Bệnh viện Bạch Mai Ba Vì: Nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên |
Vi phạm tràn lan
Đi bộ qua đường không đúng nơi quy định đã và đang là thói quen thường ngày của nhiều người. Trong đó, không ít trường hợp là học sinh, sinh viên các trường THPT, Đại học. Có mặt tại khu vực gần Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội chiều 6/11, chúng tôi chứng kiến hình ảnh hàng chục sinh viên sau khi tan học vẫn phớt lờ tín hiệu đèn giao thông, băng qua đường, bất chấp nguy cơ tai nạn giao thông cận kề.
Không chỉ trục đường Nguyễn Trãi, tại các điểm có cầu vượt đường bộ như: Đường Nguyễn Chí Thanh (gần Trường Đại học Luật Hà Nội), đường Cầu Giấy (gần Trường Đại học Giao thông vận tải), đường Giải Phóng (gần Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội), đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên)… dù đã có cầu đường bộ nhưng rất nhiều người đi bộ vẫn đi qua đường, băng qua dải phân cách, có thể gây nguy hiểm cho người khác và chính bản thân họ.
Trước đó, theo phản ánh của người dân, vào giờ cao điểm là tuyến đường Nguyễn Trãi (thuộc địa phận quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại rơi vào tình trạng ùn ứ cục bộ ở các nút giao và khu vực các cổng trường đại học. Bà Phạm Thị Hòa (quận Thanh Xuân) kể lại vụ việc đã chứng kiến: Tại đoạn gần nút giao Nguyễn Trãi - Triều Khúc, một nam thanh niên điều khiển xe máy vừa vượt lên khỏi đám đông, tăng ga định phóng đi thì từ bên kia đường, một nữ sinh viên băng qua, trèo lên dải phân cách rồi lao vào trước đầu xe với ý định sang đường. Tình huống bất ngờ khiến nam tài xế đi xe máy bóp phanh dúi dụi, chiếc xe loạng choạng đổ xuống đường. May mắn là các phương tiện khác đã kịp giảm ga, đạp phanh nên không có va chạm nào đáng tiếc xảy ra. Nam tài xế lồm cồm bò dậy thì nữ sinh kia đã "mất hút" từ lúc nào...
Hay như Anh Bùi Văn Sơn, tài xế xe ôm công nghệ, cho biết, tình trạng người đi bộ băng qua đường tại khu vực đường Xuân Thủy này diễn ra như cơm bữa. Hầu hết những trường hợp này đều là sinh viên. Cũng có một số ít người rất nghiêm túc, qua đường tại nơi có vạch sơn kẻ ngang. Số còn lại đều băng qua đường rất tùy tiện, chẳng cần quan tâm đến xe cộ chạy trên đường.
Cần xử lý nghiêm người đi bộ vi phạm luật giao thông, đặc biệt là hành vi băng qua đường một cách tùy tiện. |
Để chấn chỉnh tình trạng này, sáng 6/11, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) làm nhiệm vụ trên đường Xuân Thủy xử phạt hơn 10 trường hợp, chủ yếu là sinh viên và học sinh các trường xung quanh địa bàn.
Khi được hỏi tại sao không dùng cầu dành cho người đi bộ để qua đường mà băng cắt giữa các làn xe, một nam sinh viên Trường Đại học trên đường Xuân Thủy trả lời do “ngại đi bộ lên cầu”, “mất thời gian” và “thấy nhiều người đi có ai bị phạt đâu”...
Khó khăn để xử lý dứt điểm
Theo quy định, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn. Ngoài ra, người đi bộ không vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy... Tuy nhiên nhiều người đi bộ cũng lý giải rằng, hạ tầng giao thông ở Việt Nam chưa đồng bộ, khiến họ "muốn sang đường đúng luật cũng khó".
Theo Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), thời gian qua, mặc dù đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông đường bộ cho người dân, thế nhưng, nhiều người thiếu ý thức vẫn ngang nhiên vi phạm, băng qua đường không đúng quy định, khiến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến luôn tiềm ẩn.
Thông thường, lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung làm nhiệm vụ tại các điểm "nóng" về giao thông. Còn người đi bộ thường thấy nơi nào tiện là băng qua đường, bất chấp các quy định; cùng với đó, khi người đi bộ vi phạm đưa ra lý do không mang theo giấy tờ tùy thân... Lúc này, do lực lượng mỏng, nên việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho biết, việc tăng chế tài xử phạt đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông, đặc biệt là hành vi băng qua đường một cách tùy tiện là điều rất cần thiết và kịp thời để ngăn chặn vi phạm. Tuy nhiên, để lực lượng chức năng có thể xử phạt hết tất cả những trường hợp người đi bộ vi phạm lỗi này là rất khó.
"Nếu người đi bộ vi phạm ở những tuyến đường cấm đi bộ thì hành vi đã quá rõ ràng, trách nhiệm của người đi bộ trong vụ tai nạn là rất rõ. Nhưng nếu người đi bộ liên quan đến một vụ tai nạn giao thông ở đường hỗn hợp thì để xác định rõ lỗi của người vi phạm khá phức tạp. Cần phải làm rõ người đi bộ có phải là nguyên nhân chính gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ đó mới có căn cứ để buộc tội", luật sư Phạm Hải Long nhận định.
Đối với những lỗi vi phạm thông thường của người đi bộ mà không liên quan đến vụ tai nạn nào, Luật sư Phạm Hải Long cho rằng, để phát hiện và xử phạt những trường hợp này còn khó hơn. Đặc biệt là trong bối cảnh giao thông Hà Nội hiện nay đang phức tạp và rất đông đúc, lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ tập trung vào việc phân luồng, điều tiết giao thông và xử lý các lỗi vi phạm đối với người điều khiển phương tiện đã quá tải...
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người đi bộ không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng. Ngoài ra, nếu người đi bộ vi phạm luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42