Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình

Chiều 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Đại dịch Covid-19 làm gia tăng bạo lực gia đình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) Để không còn bạo lực gia đình

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật cho biết, sau gần 15 năm thực hiện, Luật đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao bình đẳng giới trong gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.

Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật. (Ảnh: QH)

Dữ liệu thống kê, nghiên cứu về bạo lực gia đình do các cơ quan, tổ chức thực hiện cho thấy những bức tranh hết sức phức tạp, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ. Trong giai đoạn này, số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm: Năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 19.274 vụ trong năm 2015 và 4.967 vụ trong năm 2021.

Trong khi đó, Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy, năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục.

Kết quả điều tra này cho thấy năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012). So với số liệu của cuộc Điều tra được thực hiện năm 2009 thì số vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam còn tăng lên...

Bạo lực gia đình cũng được xem là một trong những tác nhân chính làm tan vỡ hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/7/2018, trong số 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, có 1.060.767 vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn)...

”Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội. Nếu không được giải quyết kịp thời, bạo lực gia đình sẽ đe doạ đến sự phát triển bền vững của gia đình, làm xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm suy yếu động lực phát triển và là rào cản đối với tiến trình phát triển bền vững của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 27/5. (Ảnh: QH)

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình. Điều này một phần xuất phát từ công tác tổ chức, triển khai thực hiện của các địa phương, song cũng do Luật hiện hành còn thiếu các nội dung, chính sách, quy định phù hợp. Bên cạnh đó, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước được ban hành trong thời gian qua cũng cần phải được cụ thể hóa trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Vì vậy, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Cụ thể như bổ sung những hành vi bạo lực mới như: Bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em, người khuyết tật, người bị bệnh không có khả năng tự chăm sóc; ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp; phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người đó; phân biệt giới tính, định kiến giới...

Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật và phạm vi sửa đổi của dự án Luật với các lý do được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ.

Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật. (Ảnh: QH)

Theo Ủy ban Xã hội, việc tiếp tục quy định về các hành vi bạo lực gia đình theo hướng cụ thể sẽ góp phần bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành Luật. Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung để các hành vi bạo lực gia đình phản ánh được thực tiễn cuộc sống và tránh bỏ sót hành vi, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.

“Quá trình xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và thực tiễn giám sát của Ủy ban Xã hội cho thấy, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình hiệu quả chưa cao, trong một số trường hợp có tác động ngược (ví dụ biện pháp phạt tiền người có hành vi bạo lực gia đình, trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình phải lấy tiền của gia đình để nộp tiền phạt)”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết.

Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Cơ quan soạn nghiên cứu bổ sung quy định để cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Công an cấp xã trong phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với chức năng bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở của Công an cấp xã...

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung để các hành vi bạo lực gia đình phản ánh được thực tiễn cuộc sống và tránh bỏ sót hành vi, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp...

H.L

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Chú trọng công tác chăm lo cho lao động nữ

Chú trọng công tác chăm lo cho lao động nữ

Chăm lo cho công nhân, viên chức, lao động nhất là chăm lo sức khỏe và đời sống cho lao động nữ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng.
Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, làm rõ tình trạng san lấp trái phép hồ Đầm sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, làm rõ tình trạng san lấp trái phép hồ Đầm sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn số 1619/UBND-TTDLCDS về việc kiểm tra thông tin Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (thôn Đầm Sản, xã Minh Quang, huyện Ba Vì).
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp về Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp về Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng nay (24/4), trên 300 đoàn viên, người lao động huyện Quốc Oai tham gia buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề "Tìm hiểu về Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động".
TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng nay (24/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tổ chức chương trình Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách với chủ đề "Tìm hiểu về Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động".
"Những chặng đường bụi bặm" tập 19: Hậu sốc vì thân thế, Ly gặp biến cố đầy bí ẩn

"Những chặng đường bụi bặm" tập 19: Hậu sốc vì thân thế, Ly gặp biến cố đầy bí ẩn

Tập 19 của bộ phim truyền hình "Những chặng đường bụi bặm" tiếp tục khiến khán giả nghẹt thở khi loạt bí mật gia đình được phơi bày, kéo theo những cú sốc lớn cho các nhân vật chính.
Giá xăng dầu hôm nay (24/4): Dầu thế giới quay đầu giảm, trong nước chiều nay được dự báo tăng?

Giá xăng dầu hôm nay (24/4): Dầu thế giới quay đầu giảm, trong nước chiều nay được dự báo tăng?

Hôm nay (24/4), giá dầu thế giới giảm gần 2% khi OPEC+ có thể tăng tốc việc tăng sản lượng dầu vào tháng tới, nhưng đà giảm đã bị hạn chế sau một báo cáo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 66,44 USD/thùng, giảm 1,50%, giá dầu WTI ở mốc 62,62 USD/thùng, giảm 1,63%.
Kỳ 2: Bài toán chưa có lời giải

Kỳ 2: Bài toán chưa có lời giải

Để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân xã Thụy Lâm và xã Vân Hà (huyện Đông Anh), đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của huyện Đông Anh cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương của tỉnh Bắc Ninh - nơi có các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và sớm có biện pháp xử lý, giải quyết triệt để tình trạng trên…

Tin khác

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.
Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc. Một số dự án phải hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30/4/2025, không được lùi tiến độ.
Thành phố Hồ Chí Minh: Rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Những ngày Tháng Tư lịch sử, trên khắp các trực đường chính cũng như các hẻm nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngập tràn, rực rỡ cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, các băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.
Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.
Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ; tinh thần là phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên định…
Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ.
Xem thêm
Phiên bản di động