Để không còn bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình vẫn là vấn đề nhức nhối, nan giải
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau gần 15 năm thực hiện, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần bảo vệ và xử lý các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc có mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn, đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội...
Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn, quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành.
Vì vậy, dự án Luật tập trung cụ thể hóa 3 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 178/2020/NQ-CP, gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm có 6 chương, 62 điều.
Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật với các lý do đã được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3.
Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đòi hỏi phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ, cả về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, pháp luật và phải mang tính toàn diện. Trong quá trình sửa đổi, Ủy ban thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, nhất là đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của người bị bạo lực gia đình...
Làm rõ hơn chính sách xã hội hóa phòng, chống bạo lực gia đình
Đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc sửa đổi dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Ủy ban Tư pháp, Toà án nhân dân các cấp phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cần làm rõ các hành vi bạo lực gia đình được xã hội hết sức quan tâm trong thời gian qua như con cái khước từ, ngược đãi cha mẹ và ngược lại, mẹ kế bạo hành với con riêng của chồng, bố dượng bạo hành với con riêng của vợ; làm rõ hành vi bạo lực gia đình trên cơ sở giới như người vợ bắt buộc phải lựa chọn thai nhi khi mang thai... Từ đó xây dựng chế tài xử lý, quy định rõ trách nhiệm cá nhân, cơ quan, đơn vị để xảy ra bạo lực gia đình.
Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, cứ 3 phụ nữ thì có gần một người (32%) bị chồng bạo lực thể xác, hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, có hơn 90% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả điều tra này còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP, tăng 0,2% so với năm 2012. Không chỉ bạo lực gia đình với phụ nữ mà bạo lực gia đình với trẻ em, người già cũng diễn ra phổ biến và có nhiều vụ việc nghiêm trọng trong thời gian qua… |
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo làm rõ nét hơn ba nhóm chính sách trong dự án Luật gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; Cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa để phòng, chống bạo lực gia đình, bởi hậu quả về vật chất, tinh thần của bạo lực gia đình là rất lớn.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị quy định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đối với xây dựng và triển khai công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, dự án Luật cần có sự thống nhất với quy định về phòng, chống bạo lực trẻ em, Luật Bình đẳng giới và một số luật khác.
Không gây áp lực quá lớn trong lao động và học tập cho trẻ em
Đề cập đến trách nhiệm của công an xã trong phòng, chống bạo lực gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho rằng, dự thảo Luật nên nghiên cứu giao quyền cho công an xã được áp dụng biện pháp nghiệp vụ nào để bảo vệ người tố giác và nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Từ thực tiễn quản lý, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề xuất cân nhắc, xem xét với những hành vi như cha mẹ không thực hiện trách nhiệm dạy con hay trách nhiệm phối hợp với nhà trường có phải là bạo lực gia đình hay không?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hiện tượng cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 2 - 3 giờ sáng cũng như mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ chọn... đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em. Theo Bộ trưởng, đây cũng là hành vi bạo lực gia đình về tinh thần, nên trong dự án Luật cần diễn đạt rõ hơn về việc không gây áp lực quá lớn trong lao động và học tập cho trẻ em.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết xây dựng dự án Luật.
Về phạm vi sửa đổi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, phải bao quát được vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới; khắc phục những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật, thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường sự đóng góp và tham gia của toàn xã hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, Thường trực Ủy ban Xã hội chủ động phối hợp các cơ quan có liên quan để tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, góp ý vào dự án Luật. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm chất lượng dự án Luật.
Dự kiến, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khoá XV vào tháng 5/2022./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49