Đại dịch Covid-19 làm gia tăng bạo lực gia đình
Đề xuất giám sát hỗ trợ cai nghiện rượu, bia với người có hành vi bạo lực gia đình Từng bước xóa bỏ bạo lực gia đình Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng |
Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo kết quả 14 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhằm tổng kết quá trình thi hành và đề xuất chính sách để sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, do cơ quan này chủ trì soạn thảo.
Báo cáo dẫn nhận định của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho hay, những áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống do ảnh hưởng của Covid-19 đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng.
Còn theo thống kê của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), trong năm 2020, đã có 243 triệu phụ nữ và trẻ em gái (độ tuổi 15-49) là đối tượng của bạo lực thể xác và/hoặc tình dục bởi thành viên khác trong gia đình.
Tại Pháp, báo cáo về các vụ việc bạo lực gia đình (BLGĐ) tăng lên 30% từ khi có lệnh phong tỏa vào ngày 17/3/2020. Số vụ BLGĐ và nhu cầu được hỗ trợ nơi ở an toàn của người bị bạo lực cũng tăng ở Canada, Đức, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Mỹ…
Ảnh minh họa (ảnh: VGP) |
Nghiên cứu của CARE Quốc tế tại Việt Nam (2020), cùng với các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của cá nhân, bầu không khí trong các gia đình cũng bị ảnh hưởng.
Có 51,6% người tham gia khảo sát cho biết “các thành viên trong gia đình tỏ ra bất an và lo lắng nhiều hơn”, “căng thẳng (cãi nhau, vợ chồng giận dỗi, to tiếng) trong gia đình xảy ra thường xuyên hơn”.
Trong những hộ gia đình có sự lệ thuộc về kinh tế của vợ hay chồng, tình trạng căng thẳng trong gia đình cũng cao hơn. Phụ thuộc vào thu nhập của vợ khiến nam giới cảm thấy “nhục nhã”, “vô tích sự”, “mình là trụ cột mà mình không lo nổi cho vợ con” và tăng sức ép đi tìm kiếm việc làm và nguồn thu nhập mới.
Trong khi phụ nữ không thể lo đủ được chi phí cho gia đình, không có thu nhập và phải hỏi tiền chồng cũng tạo nên căng thẳng mà trước khi có dịch không có.
Thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng cho thấy, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, số lượng cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng của Hội đã tăng 50%. Số lượng người bị BLGĐ được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà Bình yên tăng 80% so cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cũng nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư vấn hoặc đề nghị can thiệp có liên quan đến bạo lực trẻ em và phụ nữ.
Cùng với đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng khiến cho 60% trẻ em gặp khó khăn, áp lực trong việc học tập; 42% trẻ chưa có kiến thức hoặc chưa thành thạo các kỹ năng sử dụng internet an toàn; 48% trẻ tham gia khảo sát gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% bị đánh…
Hành vi bạo lực giới cũng có xu hướng gia tăng, trong đó nữ giới có nguy cơ bị bạo lực nhiều hơn nam giới. Điều này được giải thích là do thiếu chính sách hỗ trợ xã hội kịp thời, tài chính còn hạn chế và phải thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài đã gây ra những căng thẳng, từ đó dẫn đến tình trạng BLGĐ.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận gấp đôi số lượng cuộc gọi đến đường dây nóng về bạo lực mỗi tháng.
Không chỉ vậy, có khả năng vẫn còn nhiều phụ nữ không có cơ hội tiếp cận hỗ trợ do đang sống cùng người gây bạo lực và không thể gọi điện. Cũng theo báo cáo này, số lượng trường hợp người bị xâm hại và BLGĐ do Ngôi nhà Bình yên mới tiếp nhận đã tăng gấp đôi kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Một nghiên cứu khác do Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội phối hợp với Tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung tại Hà Nội (2020) về tác động của Covid 19 tới BLGĐ đối với phụ nữ ở Hà Nội cho biết, đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm BLGĐ.
Điều này được phản ánh thực tế là việc kiểm soát các hành vi, lạm dụng tài chính, cũng như tâm lý, thể chất và tình dục xảy ra thường xuyên hơn (ít nhất là 70%) so với thời kỳ dịch Covid-19 chưa bùng phát…
Viện nghiên cứu Phát triển xã hội Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng cũng thực hiện một nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 6-9/2020 tại một số quận, huyện của Hà Nội nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của Covid-19 đến BLGĐ.
Thông qua phỏng vấn 303 phụ nữ từng là người bị BLGĐ đã cho thấy những con số rất đáng báo động. Hầu hết phụ nữ tham gia trả lời phỏng vấn trong cho biết, gia đình họ đã xảy ra xung đột trong thời gian đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, họ cho biết tất cả các hình thức bạo lực xảy ra thường xuyên hơn trong đại dịch Covid-19. Cụ thể, 84% phụ nữ cho rằng hành vi kiểm soát diễn ra thường xuyên hơn; 91% bị bạo hành tinh thần nhiều hơn; 93% cho biết bạo lực thể chất xảy ra thường xuyên hơn; 79% cho biết họ bị lạm dụng tình dục nhiều hơn.
BLGĐ đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, có 80,7% phụ nữ cho biết bị tổn thương về thể chất, tâm lý và bạo lực tình dục. Có 75,2% phụ nữ phải chịu đựng tổn thương tinh thần, trong khi con số này là 43,3% đối với chấn thương thể chất.
Trong đại dịch Covid-19, 51% phụ nữ là người bị BLGĐ từng có ý định tự tử, trong số trong đó 7,2% đã cố gắng tự tử…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21