Cần ngăn chặn rửa tiền trên giao dịch trực tuyến

(LĐTĐ) Giao dịch trên nền tảng trực tuyến đang rất phổ biến, chưa được kiểm soát và dự báo thời gian tới việc mở rộng hội nhập quốc tế, các giao dịch tiền ảo sẽ phát triển. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền, do đó cần bổ sung các quy định cụ thể và chặt chẽ hơn liên quan đến vấn đề giao dịch trên nền tảng trực tuyến.
Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân Quốc hội “điểm danh” nhiều địa phương có dự án thất thoát, lãng phí Trụ sở 13 bộ, ngành được đề xuất di dời ra Mễ Trì và tây Hồ Tây

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 1/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Đây là dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp.

Cần ngăn chặn rửa tiền trên giao dịch trực tuyến
Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). (Ảnh: Quốc hội)

Dự án Luật đã được Quốc hội thảo luận tại tổ và đã có 107 lượt ý kiến phát biểu tại 19 tổ, cơ bản các ý kiến đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để áp dụng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành, góp phần vào công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, phòng chống tham nhũng và đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ về sự cần thiết sửa đổi luật; về quan điểm, mục tiêu xây dựng luật và những nội dung chính của dự án luật.

Đại biểu K' Nhiễu (tỉnh Lâm Đồng) đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của luật; Dự luật phải được xem xét đánh giá toàn diện trong hệ thống pháp luật, bảo đảm không chồng chéo với các quy định của các luật khác.

Cần ngăn chặn rửa tiền trên giao dịch trực tuyến
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà phát biểu thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Đồng quan điểm nêu trên, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (tỉnh Bắc Giang) đề nghị tiếp tục rà soát thật kỹ lưỡng, đầy đủ, toàn diện, thận trọng các nội dung tại dự thảo luật với các bộ luật luật hiện hành như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Công chứng, Luật Luật sư… và kể cả dự thảo Luật Giao dịch điện tử đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 để bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, khả thi của luật trong hệ thống pháp luật.

Đại biểu Thái Thị An Chung (tỉnh Nghệ An) nhận định, hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị đầy đủ, kĩ lưỡng, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét. Trong đó việc quy định và thực thi các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là hết sức cần thiết, không chỉ để thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế, mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Cần ngăn chặn rửa tiền trên giao dịch trực tuyến
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Để góp phần hoàn thiện các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản, đại biểu Chung đề nghị bổ sung đối tượng báo cáo được quy định tại khoản 2 Điều 4 là tổ chức đấu giá tài sản, bởi đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến. Nhiều năm gần đây, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất diễn ra rất sôi động. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách ở địa phương. Do đó, cũng cần phải giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá.

Đồng thời, bổ sung thêm các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 33 của dự thảo Luật, là khách hàng thực hiện nhiều giao dịch trở lên trong một ngày, khách hàng mua bán nhiều bất động sản trở lên trong một lần. Bổ sung trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, rửa tiền, áp dụng cho các đối tượng báo cáo là đấu giá viên, tổ chức hành nghề, đấu giá thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với các đối tượng này.

Cần ngăn chặn rửa tiền trên giao dịch trực tuyến
Đại biểu Thái Thị An Chung phát biểu thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Thái Thị An Chung cũng đề nghị cần sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng quy định các giao dịch bất động sản phải thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng để chống thất thu thuế, chống rửa tiền và minh bạch thị trường bất động sản.

Đóng góp ý kiến về quy định giao dịch có giá trị lớn tại khoản 5 Điều 3, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (tỉnh Khánh Hòa) đề nghị nên quy định cụ thể mức này trong luật để dễ theo dõi thực hiện và bảo đảm giá trị pháp lý. Trường hợp cần thiết thì mới giao cho Chính phủ, không nên giao cho Thủ tướng Chính phủ thay đổi mức này.

Một số ý kiến cho rằng, ngoài giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được Nhà nước công nhận, thì thực tế còn có các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Giao dịch trên nền tảng trực tuyến đang rất phổ biến, chưa được kiểm soát và dự báo thời gian tới việc mở rộng hội nhập quốc tế, các giao dịch tiền ảo sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền mà chúng ta chưa lường hết được. Vì vậy, cơ quan soạn thảo dự án luật cần bổ sung các quy định cụ thể và chặt chẽ hơn liên quan đến vấn đề giao dịch trên nền tảng trực tuyến.

Cần ngăn chặn rửa tiền trên giao dịch trực tuyến
Đại biểu Hoàng Thị Đôi phát biểu thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Hoàng Thị Đôi (tỉnh Sơn La) cho rằng, khoa học công nghệ phát triển tác động tích cực, làm thay đổi cuộc sống; tuy nhiên các tội phạm công nghệ cũng từ đó mà tăng theo, đặc biệt các hành vi lợi dụng dữ liệu trên không gian mạng để thực hiện trao đổi, giao dịch cá nhân có xu hướng toàn cầu.

Theo đại biểu Hoàng Thị Đôi, tội phạm lợi dụng khoa học công nghệ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, không loại trừ có các hành vi rửa tiền. Hiện tại, có một loại dữ liệu trên không gian mạng được một số người gán cho giá trị, được gọi là tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử. Có tình trạng sử dụng khoa học công nghệ, dữ liệu trên không gian mạng để thực hiện các thỏa thuận trao đổi giữa các cá nhân trên phạm vi toàn cầu, vượt qua các quy định về mặt tài chính, tiền tệ của các quốc gia, khu vực.

“Đây là giao dịch trên các nền tảng trực tuyến, hoặc thỏa thuận cá nhân không chính thức, không hề được kiểm soát, do loại dữ liệu này chưa được pháp luật công nhận về mặt giá trị, nhưng không vì thế mà không tồn tại các giao dịch, trao đổi thỏa thuận với chức năng như có đồng tiền riêng thực thụ”, đại biểu Hoàng Thị Đôi nhấn mạnh và đề nghị cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 theo hướng, quy định khung pháp lý để kiểm soát toàn bộ các hình thức chuyển đổi, thỏa thuận trao đổi tiền thông qua các công cụ mã hóa trên không gian mạng, nhằm thực hiện phòng, chống rửa tiền và các loại tội phạm có liên quan.

Cần ngăn chặn rửa tiền trên giao dịch trực tuyến
Đại biểu Thạch Phước Bình phát biểu thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Theo đại biểu Thạch Phước Bình (tỉnh Trà Vinh), để khắc phục, hoàn thiện Dự thảo luật, về giải thích từ ngữ, cần làm rõ khái niệm “rửa tiền” trong nội dung quy định giải thích từ ngữ. Phòng, chống rửa tiền là nhằm phát hiện nỗ lực ngụy tạo các khoản tiền bất hợp pháp thành thu nhập hợp pháp, liên quan đến các tội phạm từ trốn thuế đến buôn bán ma túy, tham nhũng, lừa đảo, tài trợ khủng bố. Thông thường rửa tiền có thể chia thành các bước, như: Gửi tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, thiết kế các giao dịch để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản tiền, sử dụng tiền để mua bất động sản hoặc đầu tư thương mại.

Về biện pháp phòng, chống rửa tiền, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị bổ sung, làm rõ nội dung về xác định khách hàng giao dịch không thường xuyên tại điểm b, khoản 2, Điều 9. Cần giải thích rõ khách hàng giao dịch không thường xuyên là các tài khoản không giao dịch trong thời gian bao lâu, cần xác định thời gian cụ thể để được hiểu thống nhất, tạo thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ, biện pháp để giám sát, cảnh báo, điều tra kịp thời.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (26/11/2024), giá xăng dầu thế giới quay đầu suy giảm khi xung đột Israel-Hezbollah có dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,07 USD/thùng, giảm 3,05%; giá dầu Brent ở mốc 73,16 USD/thùng, giảm 2,69%.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday, các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn Email và các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân đặt mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Chiều 25/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm”. Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà và PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

(LĐTĐ) Chủ trì tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn mong muốn mối quan hệ hợp tác hữu nghị gần 30 năm giữa Tổng Công hội Bắc Kinh và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ngày càng sâu sắc và bền chặt; giao lưu học hỏi lẫn nhau để cùng đưa phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn của hai nước phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu chung của phong trào công đoàn quốc tế.
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).

Tin khác

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động