Quốc hội “điểm danh” nhiều địa phương có dự án thất thoát, lãng phí
“Mở rộng cánh cửa” cho ngành dầu khí Việt Nam Đại biểu Quốc hội: Minh bạch, rõ ràng giúp công chức yên tâm làm việc Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 31/10, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội) |
Theo báo cáo, một số dự án đầu tư công có sai phạm, phải xử lý hình sự. Trong số 1.086 trường hợp đã đưa ra xét xử gây thất thoát, lãng phí khoảng 31.795,2 tỉ đồng. Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.
Đoàn giám sát của Quốc hội cũng “điểm danh” nhiều địa phương có số dự án phát hiện thất thoát, lãng phí nhiều, như: Bắc Giang năm 2018 có 196 dự án, năm 2020 có 864 dự án; Thanh Hóa năm 2019 có 52 dự án, năm 2020 có 19 dự án, năm 2021 có 90 dự án; Phú Thọ năm 2018 có 111 dự án; Quảng Ngãi năm 2018 có 58 dự án; Lạng Sơn năm 2021 có 48 dự án; Hà Tĩnh năm 2020 có 34 dự án; Sơn La năm 2019 có 33 dự án; Nghệ An năm 2019 có 20 dự án,...
Báo cáo còn chỉ rõ, các bộ, ngành, địa phương cơ bản không báo cáo công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư hoặc không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là danh mục công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư, lãng phí, thất thoát.
“Qua giám sát số liệu báo cáo không đầy đủ đã có chi tiết danh mục hàng nghìn dự án chậm tiến độ, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thậm chí bỏ hoang, gây lãng phí nhưng chưa được các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dự án”, báo cáo nêu.
Theo báo cáo, tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A còn chậm, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, là gánh nặng tác động tiêu cực đời sống xã hội, phá vỡ các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ một địa phương mà còn cả khu vực, cả nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội) |
Dẫn chứng Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo nêu: Một số dự án thuộc diện quan trọng quốc gia quyết định đầu tư từ nhiều nhiệm kỳ trước đây chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư lên gấp nhiều lần, thực hiện chưa đúng quy định, gây bức xúc dư luận.
Cụ thể, dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, được phê duyệt năm 2008, qua 14 năm thực hiện vẫn tiếp tục xin lùi thời hạn hoàn thành (dự kiến năm 2028 mới kết thúc dự án), đội vốn quá lớn từ 17.387 tỉ đồng lên 43.757 tỉ đồng (tăng 2,5 lần).
Dự án dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành - Tham Lương, được phê duyệt tháng 10.2010 song theo báo cáo của thành phố Hồ Chí Minh thì thời gian hoàn thành thi công đưa vào khai thác dự kiến phải đến năm 2030. Theo đoàn giám sát, đây cũng tiếp tục là dự án đội vốn rất lớn. Tổng mức đầu tư ban đầu là 26.116 tỉ đồng vào 2010, đến 2018 là 47.891,28 tỉ đồng (tăng 1,8 lần).
Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh có 2 dự án dừng thực hiện, gồm: Dự án Xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch và dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, phường An Phú, Quận 2 song chưa đánh giá kỹ nguyên nhân chậm tiến độ, các vướng mắc phát sinh, lý do và phương án xử lý.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội) |
Đối với thành phố Hà Nội, đoàn giám sát cũng nêu rõ, nhiều dự án lớn, nhất là các tuyến đường sắt đô thị cũng ở tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chưa rõ thời hạn hoàn thành như dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (tổng mức đầu tư 32.910 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ 2008 - 2022); dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang làm thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỉ đồng lên 35.678,632 tỉ đồng (tăng 1,8 lần); dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP.Hà Nội (tổng mức đầu tư hơn16.293 tỉ đồng, thời gian thực hiện 2013 - 2021)…
Theo đoàn giám sát Quốc hội, ngoài các dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, còn có những dự án nhóm A đã hoàn thành, đưa vào hoạt động nhưng kém hiệu quả như: Dự án Bảo tàng Hà Nội; tuyến xe buýt nhanh (BRT) Cát Linh - Hà Đông...
“Các loại dự án trên là những điển hình của việc thất thoát, lãng phí, xảy ra trong thời gian dài, nhưng chậm được các cấp có thẩm quyền khắc phục, xử lý. Đối với các dự án ODA, việc chậm tiến độ, kém hiệu quả ngoài thất thoát, lãng phí, còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia”, Đoàn giám sát đánh giá.
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu. (Ảnh: Quốc hội) |
Trong kiến nghị, Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2021 có thất thoát, lãng phí.
Đoàn giám sát của Quốc hội cũng kiến nghị xử lý các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí, trước mắt là 52 dự án, cụm dự án đầu tư công và sử dụng vốn nhà nước khác không hiệu quả; 21 dự án, chuỗi dự án trọng điểm lĩnh vực dầu khí, điện, than chậm tiến độ; 18 dự án đất đai hoang hóa, lãng phí, có khó khăn vướng mắc; 908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích lên tới 30.000 ha.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43