Cần lắm những tác phẩm về đề tài Cách mạng
Ký ức về tấm áo lụa và bức thư của Bác | |
Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh |
Nhưng nhìn đi nhìn lại, đều là những sáng tác cũ. Không thể phủ nhận giá trị của những sáng tác của thế hệ đi trước, bởi ở thời điểm đó, các bậc cha anh viết bằng máu, bằng nước mắt, bằng nụ cười, bằng tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước, bằng những dồn nén bao nhiêu năm mới được bùng khởi. Trong tháng Tám mùa thu này, ai trong chúng ta mà chẳng bồi hồi, không hứng khởi khi nghe lại ca khúc 19-8 của nhạc sỹ Xuân Oanh. Ai trong chúng ta chẳng rạo rực khi xem lại những bộ phim như “Sao tháng Tám”, như “Đến hẹn lại lên”... Ai trong chúng ta chẳng phẫn uất khi đọc những tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống khổ cực dưới thời thuộc địa. Thế mà, nhìn đi nhìn lại, cũng chẳng thể kể thêm được những tác phẩm văn học nghệ thuật nào về đề tài lớn này.
Bộ phim “Cánh đồng hoang” |
Ai đó nói rằng, chúng tôi không sống trong thời đại đó, chúng tôi không thể viết như những thế hệ đi trước. Đó quả là sự nguỵ biện, bởi nếu như họ biết rằng, những tác phẩm văn học hay điện ảnh vĩ đại nhất của nền nghệ thuật Xô-viết mà ngay cả phương Tây cũng phải thừa nhận đều ra đời với khả năng sáng tạo của lớp tác giả thời hậu chiến. Bởi đơn giản, các tác giả thế hệ sau có lợi thế là độ lùi cần thiết để khỏi rơi vào sự tụng ca một cách thái quá mà vẫn nói lên được tầm vóc của cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc. Có khi, chỉ cần thông qua một nhân vật rất đỗi bình thường, là đã nói lên được những gì cần nói. Vả lại, cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta gần như đã thoát ra được cái bóng quá lớn của chủ nghĩa anh hùng để tự do mà hư cấu, tự do tái tạo những nhân vật bình dị mà mang được hơi thở của thời đại.
Lại có tác giả tuyên bố hùng hồn hơn, rằng đã có quá nhiều tác phẩm về đề tài này rồi, chúng tôi rất khó khăn khi nghĩ ra một cái gì đó mới mẻ. Vâng, ở góc độ nào đó quả thật là như vậy. Khi sáng tác, người làm văn học, nghệ thuật đều có trước mặt mình rất nhiều tượng đài sừng sững. Thế nhưng, trên thế giới, người ta đã có hàng ngàn phim về chúa Giê-su, hàng ngàn phim về Napoleon, mỗi bộ phim đều có cách khai thác riêng, đều hấp dẫn theo cách riêng. Nói vậy để thấy rằng, cuộc cách mạng tháng Tám vẫn còn là mảnh đất quá đỗi màu mỡ của văn học, nghệ thuật. Quan trọng là khai thác đề tài lớn này theo hướng nào, tác phẩm có thể hiện được bối cảnh lịch sử của giai đoạn ấy, qua đó nói lên được những gì cho tương lai không mà thôi.
Vẫn cần lắm những tác phẩm lớn về đề tài vĩ đại này. Để chúng ta hiểu được cái giá của tự do, để chúng ta thấy rằng, dù đất nước còn đang chưa thịnh vượng được như mong muốn, thì niềm hạnh phúc được làm công dân của một nước độc lập lớn lao đến mức nào. Để thế hệ sau hiểu được lịch sử hào hùng của cha anh mà không phải ngồi gục đầu trước những trang sách giáo khoa khô khan và đầy số liệu. Để những người đã hy sinh cho cuộc cách mạng thần thánh ấy vẫn còn sống mãi trong tâm tưởng của muôn đời sau. Để hãnh diện với bạn bè thế giới rằng, đất nước của chúng tôi là như vậy đấy.
Một cảnh trong phim "Đường xuyên rừng" |
Vẫn cần lắm chân dung những người cách mạng, mà mỗi chiến công của họ còn đáng được ca ngợi hơn nhiều những hảo hán lên núi luyện võ chỉ để trả thù riêng chúng ta thấy nhan nhản trong những bộ phim kiếm hiệp làm say mê giới trẻ. Vẫn cần lắm những câu chuyện tình cảm động trong thời chinh chiến mà chỉ cần nghe người trong cuộc kể một cách mộc mạc nhất , đã thấy lãng mạn hơn nhiều tiểu thuyết ngôn tình, diễm tình đang thịnh hành và đầu độc thế hệ trẻ một cách từ từ. Vẫn cần lắm những câu chuyện bi hùng, để thế hệ trẻ hiểu rằng, để có tự do như ngày hôm nay, mỗi tấc đất đều thắm giọt máu đào của bao lớp cha anh.
Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc đầu tư sáng tác về đề tài cách mạng, không chỉ bằng hình thức mà đã đi vào chiều sâu. Dự án 65 tỷ dành cho sáng tác về đề tài cách mạng giai đoạn 1930-1975, tuy chưa phải là con số quá lớn, nhưng đủ để thấy sự quan tâm của các cấp. Nhiều trại sáng tác đã được mở ra, nhiều tác giả đã được đầu tư, và đến hạn, các tác giả đều có tác phẩm để nộp. Thế nhưng tác phẩm hay, vẫn chưa chịu xuất hiện.
Đừng đổ lỗ cho thế hệ trẻ không chịu đọc, không chịu xem và nghe những tác phẩm về đề tài cách mạng. Họ vẫn tự hào về cha anh lắm. Họ vẫn say mê những ca khúc đi cùng năm tháng. Họ vẫn khát khao được đọc những truyện ngắn, những tiểu thuyết hay về đề tài cách mạng. Chỉ là vì, chúng ta làm chưa hấp dẫn, chưa thuyết phục, nên thế hệ trẻ mới quay lưng lại. Trên các diễn đàn nhạc online, những ca khúc đi cùng năm tháng vẫn có số truy cập ổn định, thậm chí về lâu dài còn nhiều gấp bội những ca khúc mỳ ăn liền tháng trước còn đang thịnh hành tháng sau đã rơi vào quên lãng. Đâu đó, thế hệ trẻ vẫn bảo nhau, tại sao cuộc cách mạng của chúng ta tuyệt vời như thế mà lâu nay chẳng có tác phẩm nào xứng với tầm vóc ấy?.
Với thế hệ trẻ, chuyện về những chiến sỹ trong đội Tuyên truyền giải phóng quân phải anh hùng, phải hấp dẫn như những nhân vật của phim bom tấn thì mới thu hút được họ. Hay những đề tài như cướp kho thóc, há chẳng phải quá đủ để một bộ phim ra đời hay sao? Chỉ cần điểm sơ sơ ra đã đủ thấy, đề tài này còn quá rộng lớn đến mức đủ cho tất cả những ai quan tâm thực sự. Thực sự chứ không phải là cứ đến dịp kỷ niệm lại hối hả cho ra đời những tác phẩm trong vội vã, trong tâm thế làm cho xong, làm cho kịp, bởi đã có quan niệm đó là tác phẩm "cúng cụ". Vâng, nhưng nếu đã coi như thế, hãy "cúng" những gì mình trân trọng nhất như phong tục của cha ông ta.
Phải chăng, cũng đã đến lúc, các tác giả hãy cố gắng cho ra đời những tác phẩm xứng đáng với tầm cỡ cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta bằng cả tài năng và tình yêu. Bởi trước khi là hoạ sỹ, là nhà thơ, là đạo diễn... chúng ta đều là mỗi công dân. Chúng ta sáng tác, không chỉ cho công chúng, mà còn cho bản thân chúng ta.
Nguyễn Toàn Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09