Cần đẩy mạnh nghiên cứu để “bắt đúng bệnh” ô nhiễm không khí
Theo các chuyên gia môi trường mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong gần 20 năm qua có xu hướng vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam và cao hơn một số nước láng giềng. Tuy vậy, không thể phủ nhận số liệu đo đạc trong vài ba năm trở lại cho thấy ô nhiễm bụi PM2.5 có xu hướng giảm, mặc dù mức độ phát triển kinh tế vẫn cao.
Điều này cho thấy các nỗ lực thay đổi về thói quen sống, sử dụng nhiên liệu, quy hoạch, nâng cao tiêu chuẩn… đã góp phần trong việc cải thiện chất lượng không khí.
Nhiều tuyến đường trong nội thành Hà Nội tắc nghẽn kéo dài vào những giờ cao điểm do lượng xe tăng đột biến, cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: Giang Nam) |
Nhưng để có được bầu không khí hít thở tốt hơn, chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức vẫn cần thực hiện nhiều hoạt động mạnh hơn nữa, trong số đó cần đẩy mạnh nghiên cứu về ô nhiễm không khí để có số liệu cụ thể, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp hơn.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Trung Dũng (Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường INEST, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có những kết quả nghiên cứu chính về bụi ở Việt Nam. Theo Phó Giáo sư nồng độ bụi, đặc biệt là bụi PM 2.5, bụi Nano của Việt Nam cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05) và so với nhiều nước châu Á.
Ông cho biết bụi PM 2.5 và bụi nano có thể đi vào phổi, vào máu và đi khắp cơ thể, do vậy mức độ quan tâm về ô nhiễm các loại bụi này đang ngày càng tăng. Về nguồn phát thải PM2.5, theo một công bố của Cohen và cộng sự vào năm 2010 (lấy mẫu giai đoạn 2001-2008): Giao thông chiếm 40%; đốt sinh khối: 13%; công nghiệp thép và xi măng: 19%; đốt than đá: 17%; sulfate thứ cấp: 7.8%; bụi bốc lên từ đất: 3.4%.
Về nguồn phát thải bụi nano, theo nghiên cứu của Phó Giáo sư và cộng sự vào năm 2020 (lấy mẫu giai đoạn 11-12/2015): giao thông chiếm 46.28%; thứ cấp: 31.18%; đun nấu sinh hoạt và kinh doanh nhỏ (đốt than): 12.23%; công nghiệp: 6.05%; bụi đường và bụi xây dựng: 2.92%. Tuy nhiên, với các chất ô nhiễm dạng khí hiện chưa có các nghiên cứu rõ ràng chỉ ra nguồn thải của từng loại chất này.
Phó Giáo sư Nghiêm Trung Dũng cho biết, chừng nào chúng ta chưa xác định được nguồn thải chính, chừng đó công tác phòng chống ô nhiễm còn gian truân bởi không thể “bắt được đúng bệnh”. Ông cũng nhấn mạnh một trong những lý do vì số lượng các nghiên cứu còn rất mỏng, cả về thời gian lẫn số lượng các địa điểm được đo đạc.
Bên cạnh đó, tình trạng người dân đốt rác thải cũng là nguyên nhân gia tăng ô nhiễm không khí. (Ảnh: N. Hoa) |
“Chúng ta thiếu nhiều nghiên cứu, về cả phân bố không gian, thời gian và đối tượng ô nhiễm. Nhưng trước tiên chúng ta phải chú trọng xác định nguồn ô nhiễm chính, đó là cơ sở nền tảng để tiếp tục làm những nghiên cứu tiếp theo”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Trung Dũng nhấn mạnh.
Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh (Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường – FIMO, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết hiện nay có rất nhiều đơn vị, tổ chức đưa ra đánh giá về môi trường, điều này có ý nghĩa quan trọng bởi chúng sẽ góp phần thay đổi chính sách.
Phó Giáo sư Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng giới thiệu nghiên cứu mới của nhóm, đó là các bản đồ ô nhiễm bụi PM2.5 cấp tỉnh và cấp huyện cho Hà Nội năm 2019. Theo đó, các khu vực nội thành có mức độ ô nhiễm bụi PM2.5 cao hơn nhiều các khu vực không phải nội thành.
Phó Giáo sư Thanh đưa ra ba điểm quan trọng, thứ nhất, cần có thêm trạm đo chất lượng tốt phân bố trên phạm vi toàn quốc, bởi chúng ta cần hiểu hiện trạng để đưa ra cách thức phù hợp. Thứ hai, cần phải kiểm soát nguồn phát thải trên toàn quốc để có được bức tranh chung về ô nhiễm không khí ở mỗi khu vực và vì sao lại như vậy. Thứ ba, cần thêm đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Đồng tình với ý kiến này, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng (Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam), cho rằng chúng ta đang thiếu nghiên cứu về ô nhiễm không khí. Trong khi đó, nghiên cứu rất quan trọng, bởi dựa vào đó chúng ta mới có được chính sách hợp lý.
So với các nghiên cứu về nước thải và rác thải, mức đầu tư cho nghiên cứu không khí rất thấp. Điều này kéo theo chuyên gia nghiên cứu về không khí cũng rất ít, bởi họ không sống được. Nhà nước phải có chính sách để có nhiều nghiên cứu hơn, cũng như công khai số liệu. Các doanh nghiệp, những chủ nguồn thải, cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Tin khác
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 22:11
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52