Cần có sự phân quyền mạnh của Trung ương cho Hà Nội

(LĐTĐ) Cần có sự phân quyền mạnh của Trung ương cho Hà Nội là phát biểu của TS Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội tại Hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thủ đô, diễn ra sáng 1/8.
Hội thảo khoa học "Góp ý dự thảo Luật Thủ đô" sẽ có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng tham gia Sáng nay (1/8), 350 đại biểu dự Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi

Trình bày tham luận “Chủ trương, chính sách của Đảng trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và sự cần thiết quy định về đô thị vệ tinh”, TS Chu Mạnh Hùng nhấn mạnh Thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trước bối cảnh mới, Thủ đô cần có bước phát triển đột phá, vì vậy việc nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

“Hoàn thiện thể chế trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng để phát triển Thủ đô Hà Nội là yêu cầu bức thiết hiện nay. Đồng thời với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu hình thành các đô thị vệ tinh cũng mang tính tất yếu khách quan để phát triển Thủ đô trong tương lai”, TS Chu Mạnh Hùng nói.

Cần có sự phân quyền mạnh của Trung ương cho Hà Nội
TS Chu Mạnh Hùng trình bày tham luận tại hội thảo

Với Thủ đô Hà Nội, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết số 15-NQ/TW là: “Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội” .

Trên cơ sở định hướng của Đảng, Luật Thủ đô sửa đổi đã xác định 9 nhóm chính sách cần sửa đổi, đây là các chính sách được hình thành và hoàn thiện cùng với quá trình tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, đánh giá tác động, xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)…

Theo TS Chu Mạnh Hùng, nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng nhưng vận dụng trong thực tiễn lại là sự linh hoạt để phát huy đúng và đủ vai trò, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cần có sự phân quyền mạnh của Trung ương cho Hà Nội
Các đại biểu dự hội thảo

“Chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển Thủ đô đã rõ, đặt ra trách nhiệm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, trong đó có các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô đối với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhận thức rằng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng; tuân thủ Hiến pháp và đặt trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phản ánh được những đặc thù, vượt trội của Hà Nội với tính chất là Thủ đô và yêu cầu của quản trị đô thị trong bối cảnh mới; nhất là những đặc thù về tổ chức bộ máy, thu hút nguồn nhân lực; chế độ chính sách, tài chính - ngân sách… Phân quyền mạnh cho địa phương cũng như Hà Nội để khơi dậy tiềm năng, phát huy thế mạnh nhằm thực hiện khát vọng phát triển Thủ đô và đất nước”, TS Chu Mạnh Hùng nói.

Đề cập đến đô thị vệ tinh, TS Chu Mạnh Hùng cho rằng, để quản lý các đô thị vốn đa dạng thì phải có chính sách phù hợp để thúc đẩy chức năng và tạo đòn bẩy chính sách cho các đô thị vệ tinh. Khác với đô thị thông thường, đô thị vệ tinh thường được gắn với một chính sách kinh tế nhất định, có nhiệm vụ giải tỏa áp lực đô thị hóa cho địa phương, cho vùng.

TS Chu Mạnh Hùng nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt trực thuộc Trung ương, là trung tâm chính trị - hành chính; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… của đất nước có lịch sử hàng ngàn năm với nhiều sắc thái văn hóa. Các đặc trưng đó chi phối đến qui hoạch, thiết kế mô hình và phương thức quản lý Thủ đô.

Vì vậy, phải xem xét Hà Nội với tư cách là một đô thị, chức năng của đô thị với các đặc điểm của vị trí địa lý, sắc thái văn hóa, tập quán dân cư, mối quan hệ tương tác trong vùng… đảm bảo thiết kế phù hợp dựa trên nguyên lý chung về tổ chức không gian đô thị đồng thời tính toán được những đặc trưng của đô thị Hà Nội. Đây là những vấn đề vĩ mô cần được thể chế thông qua Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng như những nội dung pháp lý về đô thị vệ tinh và thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động

Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 16/11, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Anh Sơn tổ chức Chương trình Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn hóa, văn nghệ và khám, tư vấn bệnh miễn phí cho hội viên phụ nữ, đoàn viên, công nhân lao động côn
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11

Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11

(LĐTĐ) Giá hoa tươi tại Hà Nội và các tỉnh lân cận dự kiến tăng mạnh dịp 20/11 do nhu cầu cao. Giá hoa hồng Đà Lạt, được tiêu thụ nhiều, hiện từ 3.000 đến 6.500 đồng/cành và có thể tăng mạnh hơn. Ngoài hoa tươi, các loại hoa sáp, hoa nhựa cũng được ưa chuộng.
Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

(LĐTĐ) Liên quan đến nhóm "quái xế" chạy xe tốc độ cao, tông vào cô gái 27 tuổi tử vong trên phố Trần Hưng Đạo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với 20 đối tượng. Trong đó, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Nhung và N.T.M.K về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây rối trật tự công cộng
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

(LĐTĐ) Sau nhiều năm không thi đấu, huyền thoại Mike Tyson đã trở lại so găng ở một trận đấu quyền anh chuyên nghiệp với youtuber Jake Paul. Dù thất bại nhưng huyền thoại quyền anh Mike Tyson cũng nhận được số tiền lên đến 20 triệu USD.
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

(LĐTĐ) Chị T (trú tại Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen trên mạng xã hội. Quá trình nói chuyện, hai người chia sẻ nhiều hơn và phát sinh tình cảm. "Bố đơn thân" gửi cho chị T một đường link, nhờ thao tác giúp. Khi đã "bay" mất 4 tỷ đồng, chị T mới nghi ngờ bị lừa và ra cơ quan Công an trình báo...

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động