Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền bố trí phương án tái định cư cho các hộ dân, căn cứ trên số lượng căn hộ được xác định trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

Ngày 9/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức họp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 31 ngày 14/3, và ý kiến của Đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Hội nghị lần thứ 5 ngày 26/3.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đồng chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; quản lý, sử dụng không gian ngầm trong dự thảo Luật.

Theo Báo cáo tại cuộc họp, về tái thiết đô thị, khoản 6, Điều 20 được đề xuất chỉnh lý thành: “Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở thì UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi thống nhất nội dung dự án với các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất và được từ 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất trong phạm vi ranh giới dự án trở lên đồng thuận. Số tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất được phân bổ trên cơ sở diện tích nhà ở, đất ở hợp pháp cho từng chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng đất theo phương án bồi thường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu tại cuộc họp.

Về phát triển nhà ở, Điều 29 bổ sung 1 khoản, cụ thể: Việc phát triển nhà ở tái định cư thực hiện trên nguyên tắc: UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền bố trí phương án tái định cư cho các hộ dân căn cứ trên số lượng căn hộ được xác định trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền.

Các chủ đầu tư dự án nhà ở quy định tại điểm a khoản này, có trách nhiệm bán nhà ở cho các hộ dân thuộc đối tượng tái định cư do UBND Thành phố thông báo trước khi bán cho các đối tượng theo quy định.

Đến thời điểm các dự án quy định tại điểm a khoản này đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, mà UBND Thành phố không có nhu cầu bố trí tái định cư thì chủ đầu tư được thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng khác theo quy định. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định chi tiết khoản này.

Theo Thành phố, việc đề xuất chính sách linh hoạt trong dự thảo Luật để Thành phố chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn với nhu cầu tái định cư ngày càng lớn, do phát triển các công trình hạ tầng khung (giao thông, môi trường, xử lý nước thải…) và nâng cấp đô thị từ huyện lên quận.

Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư
Toàn cảnh cuộc họp.

Đồng thời khi thực hiện biện pháp tạo lập quỹ nhà tái định cư theo chính sách này, sẽ giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách Thành phố trong việc đầu tư phát triển mới các dự án nhà tái định cư.

Về quản lý, sử dụng không gian ngầm, Điều 19 quy định, thành phố Hà Nội thống nhất quản lý toàn bộ không gian xây dựng ngầm theo phân cấp, theo phân lớp độ sâu. Chính phủ quy định phân lớp độ sâu không gian ngầm để quản lý, quy định độ sâu cho phép khai thác sử dụng và độ sâu cần được cấp phép sử dụng.

UBND Thành phố quy định việc thu tiền sử dụng không gian ngầm. Cùng với đó, tiếp thu, chỉnh lý và bổ sung các nội dung phù hợp với quy định tại Luật Phòng thủ dân sự và Luật Quốc phòng, theo hướng khuyến khích nghiên cứu xây dựng công trình ngầm đáp ứng yêu cầu tham gia phòng thủ dân sự và mục đích quốc phòng.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cho rằng, các nội dung về quản lý, sử dụng không gian ngầm, cơ bản đã thống nhất, song cần tính toán về nguyên tắc phân lớp độ sâu và nên để Chính phủ quy định nội dung này.

“Quy định theo hướng từng khu vực có độ nông sâu bao nhiêu, phụ thuộc địa chất, tôi nghĩ là khó. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết các nước phân chia không gian ngầm làm 3 tầng, chúng ta có thể tham khảo”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp nói.

Kết thúc cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định, Thành phố sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời yêu cầu một số sở, ngành của Hà Nội tiến hành đánh giá tác động một số nội dung tại dự thảo Luật để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, đảm bảo phù hợp, khả thi.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

(LĐTĐ) Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.
Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định khá cụ thể về cải tạo, chỉnh trang đô thị, với nhiều cơ chế, chính sách mới đặc thù.
Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thử nghiệm có kiểm soát được miễn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước khi đã tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Xem thêm
Phiên bản di động