Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

(LĐTĐ) Cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo là đề xuất quan trọng trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là vấn đề mới, nên nhiều ý kiến cho rằng, các lĩnh vực thử nghiệm cần được lựa chọn cẩn trọng, chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát tốt.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Bảo đảm kiểm soát tốt

Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững
Một góc Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Phương Ngân

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, vấn đề thử nghiệm có kiểm soát trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đánh giá cao quy định tại Điều 25 dự thảo Luật về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị tiếp cận theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt, giới hạn cụ thể một số lĩnh vực được phép thử nghiệm.

“Theo kinh nghiệm quốc tế, các lĩnh vực được áp dụng cơ chế thử nghiệm sẽ do thị trường quyết định là chính, nhưng thường là lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Fintech), lĩnh vực giáo dục (Aptech) hoặc lĩnh vực y tế (Medtech).

Dự thảo Luật chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm mà chưa quy định về đầu ra, như việc rút khỏi cơ chế thử nghiệm như thế nào, hậu quả pháp lý khi kết thúc cơ chế thử nghiệm ra sao. Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung các nội dung này trong dự thảo Luật”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị.

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam) cho biết, trên thế giới có 73 nước có quy định liên quan đến việc thử nghiệm có kiểm soát, tập trung vào công nghiệp và công nghệ số đưa vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội.

Đại biểu băn khoăn khi dự thảo Luật định nghĩa về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, trong đó có nêu một số ý lớn như quy định về phạm vi thử nghiệm, quyền hạn quyết định giới hạn không gian, thời gian, đối tượng, thủ tục có tính chất bao quát như một luật chuyên ngành. Quy định như vậy chỉ áp dụng cho Thủ đô hay có thể trở thành mẫu cho luật chuyên ngành về sau, vì định nghĩa chung, thủ tục chung, không phải là đặc thù hay ưu tiên quyền hạn cho Thủ đô?

Tại điểm 5 Điều 25 dự thảo Luật quy định "Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có quyền quyết định cho miễn trừ áp dụng một số quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, giới hạn thử nghiệm phù hợp với yêu cầu, mục đích thử nghiệm".

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, quy định về quyền quyết định miễn trừ áp dụng quy định của Luật cho Hội đồng nhân dân Thành phố là quy định vượt thẩm quyền, cần có các điều kiện cụ thể, lĩnh vực cụ thể mới được thực hiện, tránh áp dụng tùy tiện hay tạo ra cách hiểu, cách áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.

“Cần sửa Điều 25 phù hợp với yêu cầu và thực tế áp dụng ở Việt Nam, theo hướng quy định cơ chế, phạm vi, điều kiện giới hạn theo từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện đặc thù, không nên quy định chung để có thể áp dụng tràn lan, dễ sơ hở”, đại biểu Trần Văn Khải nêu rõ.

Phải có cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) bày tỏ đồng tình với phân tích của đại biểu Trần Văn Khải. Theo đại biểu Trịnh Xuân An, thử nghiệm có kiểm soát hiện nay mới đang dự kiến áp dụng cho Fintech. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật phạm vi tương đối rộng.

Nhấn mạnh thử nghiệm sẽ gắn với rủi ro, gắn với rủi ro phải loại trừ một số trách nhiệm, đại biểu đề nghị rà soát lại để có thể đưa một số loại trừ trách nhiệm trong thử nghiệm này, phải có tiêu chí. Về lĩnh vực thử nghiệm, đại biểu nêu ví dụ như lĩnh vực tài chính, trong chuyển đổi số, trong AI hoặc trong bán dẫn, một số cái gắn trực tiếp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và xu hướng, chứ không nên rộng quá.

“Tôi thấy có những điều mà việc kiểm soát, cơ chế hướng dẫn kiểm soát chặt quá, dẫn đến việc rất khó thử nghiệm. Tại khoản 7 Điều 25 phần kiểm soát nếu viết như thế này khó có doanh nghiệp, cá nhân nào dám thử nghiệm, bởi vì phần kiểm quá chặt. Tôi đề xuất rà soát lại để làm sao thử nghiệm phải có cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy”, đại biểu Trịnh Xuân An nói.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) đánh giá cao những quy định tại Điều 25 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Góp ý trực tiếp vào điểm e khoản 7 Điều 25 về "Cơ quan hướng dẫn và kiểm soát quá trình thử nghiệm có quyền yêu cầu tạm dừng thử nghiệm hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chấm dứt thử nghiệm”, đại biểu cho rằng, sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là cơ quan tổ chức đề xuất thử nghiệm phải dừng hoạt động thử nghiệm của mình.

Theo đại biểu, có hai vấn đề đặt ra. Thứ nhất là khi đó tổ chức và doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm có được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án hay không? Trong dự thảo Luật cũng chưa quy định tổ chức và doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm này có được quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân Thành phố. “Đề nghị quy định ngay trong Luật này để bảo đảm tính minh bạch của quy định”, đại biểu nói.

Vấn đề thứ hai theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng là liên quan đến việc xét xử của Tòa án. Khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử, có được lấy quy chế thử nghiệm do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để làm căn cứ pháp lý ra phán quyết hay không?

“Nếu Tòa án thành phố Hà Nội vẫn căn cứ vào những quy định pháp lý hiện hành để xử lý đối với những khởi kiện này, tôi nghĩ không hợp lý. Có lẽ cần phải lấy quy chế của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để làm căn cứ ra phán quyết của mình, tôi nghĩ sẽ phù hợp với việc thử nghiệm khó kiểm soát ở đây”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu đoàn Nam Định cũng cho rằng, trên thực tế cũng có những thử nghiệm có kiểm soát như xem xét ứng dụng công nghệ của Nhật Bản để xử lý nước sông Tô Lịch. Trong tương lai, nếu như sự phát triển của thế giới thì có lẽ sẽ phải triển khai đến việc dùng drone để vận chuyển, ship hàng đến các địa điểm. Theo đại biểu, trong tương lai, Hà Nội cũng có thể thử nghiệm thực tế hình thái này...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.

Tin khác

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thử nghiệm có kiểm soát được miễn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước khi đã tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động