Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô đang được xem xét sửa đổi đã đề xuất Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với một số hành vi vi phạm hành chính.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Không quá 2 lần mức tiền phạt chung

Cụ thể, Điều 33 dự thảo Luật trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 nêu rõ, việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm; giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với 5 loại công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể gồm: Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép, hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp.

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Thảo luận về nội dung này tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) cho rằng, việc mở rộng lĩnh vực, nâng mức xử phạt, mở rộng phạm vi áp dụng và bổ sung một số biện pháp như cắt điện, nước, nhằm góp phần xử lý dứt điểm hành vi vi phạm hành chính, sớm lập lại trật tự kỷ cương, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô là cần thiết.

Theo đại biểu, dự thảo Luật quy định mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn địa bàn thành phố, nhằm khắc phục 2 chế độ xử phạt vi phạm hành chính khác nhau giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành, mặt khác cũng khắc phục sự bất hợp lý là cùng một hành vi vi phạm hành chính trên cùng một địa bàn nhưng mức xử phạt lại khác nhau.

Đại biểu cũng cho rằng, quy định trên cũng phù hợp với nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đó là việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành công khai, khách quan và công bằng.

“Tôi đồng tình với quan điểm là mở rộng địa bàn áp dụng cả nội thành và ngoại thành, theo hướng nâng mức xử phạt không quá 2 lần so với quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, về lâu dài tôi đề nghị cân nhắc nghiên cứu để sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm áp dụng chung cho tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu rõ.

Cần thiết để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

Về áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước, tại khoản 3 Điều 33 dự thảo Luật quy định "người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 điều này, bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn".

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm
Ảnh minh họa: Hoàng Phúc

Đại biểu phân tích, đây được coi là biện pháp mạnh, cần thiết trong việc xử lý dứt điểm, hiệu quả các hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh các hành vi vi phạm hành chính xảy ra khá tràn lan, phương thức, biện pháp quản lý còn chưa thực sự hiệu quả, trật tự quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn bị xâm hại, thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên một số lĩnh vực còn tương đối lớn.

Bày tỏ đồng tình với việc bổ sung các biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị xem xét 2 khía cạnh. Thứ nhất là việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước trong dự thảo Luật có thuộc biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không? Nếu không thì đề nghị giải trình rõ quy trình, thủ tục thực hiện.

Thứ hai là việc cung cấp điện, nước là sự thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa bên cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ được xác lập trên cơ sở thỏa thuận thông qua hợp đồng. Việc thay đổi, tạm ngừng, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng phải được xử lý theo quy chế hợp đồng, nghĩa là do các bên tự thỏa thuận. Do đó, trong dự thảo Luật cần có điều khoản ràng buộc cả tổ chức, cá nhân khi thỏa thuận cung cấp dịch vụ điện, nước trong hợp đồng phải thể hiện nội dung này.

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Quảng Bình cũng đề nghị xem xét có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước đã tạo lập trước ngày Luật Thủ đô sửa đổi có hiệu lực hay không.

“Tôi hy vọng rằng Luật Thủ đô sẽ có những sửa đổi phù hợp và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia. Thủ đô là trái tim của cả nước, tôi cũng rất mong trong thời gian tới, Luật sẽ được hoàn thiện và được thông qua trong kỳ họp thứ 7 này”, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến

Lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển văn hóa Thủ đô vừa bảo đảm tính bảo tồn, kế thừa, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hoá Thăng Long - Hà Nội thực sự trở thành một nguồn lực quan trọng, đóng góp vào mục tiêu xây dựng Thủ đô trở thành Thành phố: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, người dân hạnh phúc.
Những kết quả chính trong chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ

Những kết quả chính trong chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ

Sau chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác và phương hướng triển khai những kết quả của chuyến công tác.
Đoàn viên Công đoàn Trường THCS Bồ Đề chung sức xây dựng trường học Hạnh phúc

Đoàn viên Công đoàn Trường THCS Bồ Đề chung sức xây dựng trường học Hạnh phúc

(LĐTĐ) Thực hiện Hướng dẫn liên tịch số 03/HD-UBND-LĐLĐ của Ủy ban nhân dân và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên về việc tổ chức Hội nghị viên chức và Hội nghị người lao động năm 2024, chiều 28/9, 51/51 cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Bồ Đề đã tham dự và tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị viên chức, người lao động năm học 2024 - 2025.
Khẳng định sự trưởng thành, chính quy, tinh nhuệ của lực lượng vũ trang Thủ đô

Khẳng định sự trưởng thành, chính quy, tinh nhuệ của lực lượng vũ trang Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 28/9, Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ diễn tập Khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2024 tổ chức diễn tập thực binh phương án A2 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Thông qua thực binh cho thấy sự trưởng thành, chính quy, tinh nhuệ của lực lượng vũ trang Thủ đô.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán ma túy “khủng”

Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán ma túy “khủng”

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.430 vụ và 6.137 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy.
Nghệ An: Truyền thông pháp luật cho CNVCLĐ huyện Nam Đàn

Nghệ An: Truyền thông pháp luật cho CNVCLĐ huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Chiều 28/9, tại Công ty TNHH Đỉnh Vàng - Chi nhánh Nghệ An, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Nam Đàn tổ chức Chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức, lao động
13 tỉnh, thành phố sẽ giảm 87 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

13 tỉnh, thành phố sẽ giảm 87 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 13 Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Ngay sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, hàng loạt các kế hoạch để chuẩn bị thi hành Luật đã được thành phố Hà Nội ban hành. Thành phố cũng phát động phong trào thi đua, và đang hết sức khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị các điều kiện chờ ngày Luật có hiệu lực (1/1/2025) để hiện thực hóa các quyết sách của Quốc hội vào cuộc sống.
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Với sự dày công nghiên cứu, Luật đã được hoàn thiện với 7 chương 54 điều, gần gấp đôi so với Luật năm 2012, với những cơ chế mới chưa từng có tiền lệ, những chính sách được ban hành với sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ... cho thấy Luật đã được xây dựng theo đúng tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

LTS: Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao, đạt 95,06%. Luật Thủ đô (sửa đổi) đã ghi dấu ấn trong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XV với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ chưa từng có cho Thủ đô Hà Nội. Tầm nhìn kiến tạo, phát triển của Quốc hội còn được thể hiện khi cùng với sửa Luật Thủ đô, Quốc hội đã xem xét Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, tạo nên cơ sở pháp lý đồng bộ cho Hà Nội khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để bứt phá, phát triển.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động