Cảm ơn nghề đã đưa tôi đến Trường Sa

(LĐTĐ) Cuộc đời người làm báo luôn gắn liền với những chuyến đi. Tuy nhiên, có một chuyến đi khiến tôi không bao giờ quên đó là chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa của Tổ quốc thân yêu.
Thiêng liêng lễ chào cờ ngày đầu năm trên đảo Trường Sa Để Trường Sa thêm xanh

Mở nhạc, ngân nga trong đầu những bài hát về Trường Sa, về lính đảo,… chính là việc đầu tiên từ khi biết mình sẽ là một trong hơn 100 thành viên của Đoàn công tác cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 tháng 1/2024. Tôi tìm đọc tất cả những tư liệu về lịch sử liên quan đến các đảo ở huyện đảo Trường Sa với niềm tự hào không thể nói hết…

Cảm ơn nghề đã đưa tôi đến Trường Sa
Phóng viên Báo Lao động Thủ đô tác nghiệp tại Trường Sa tháng 1/2024.

…Và rồi, khi mà Hà Nội vẫn còn chìm trong khối không khí lạnh những ngày cuối năm (gần Tết Nguyên đán), tôi cùng nhiều đồng nghiệp phía Bắc tạm gác lại những bộn bề công việc, “hành quân” đến Khánh Hòa nắng, gió để bắt đầu hải trình vượt hơn 1.000 hải lý (gần 2.000km) đến với Trường Sa. Xe của Quân chủng Hải quân đón chúng tôi về nhà khách để hoàn thiện những thủ tục giấy tờ cần thiết cho chuyến hải trình sắp tới. Theo Đại tá Nguyễn Xuân Dũng - Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Vùng 4, đơn vị đã triển khai kế hoạch, chương trình công tác của đoàn phóng viên trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đi thực tế, tuyên truyền về công tác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo; công tác tìm kiếm, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân vươn khơi, bám biển; công tác vận chuyển hàng hóa để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vui xuân, đón Tết và cuộc sống, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa…

Đã được nhiều thế hệ đi trước chia sẻ về hải trình sóng gió trong “mùa biển động”, đêm trước khi khởi hành, những phóng viên, nhà báo trong đoàn đều có chung tâm trạng hồi hộp xen lẫn chút lo lắng. Lo lắng không phải vì ngại khó, ngại khổ mà lo làm thế nào thích ứng nhanh nhất với những cơn say sóng, thích nghi với cuộc sống trên tàu, để còn tác nghiệp trong những ngày đến với Trường Sa. Ngày đầu tiên trên biển, thời tiết không ủng hộ, những cơn giông trên biển diễn ra liên tục, sóng biển có đợt cao từ 9 - 12m. Con tàu đầy tải với lượng giãn nước 2.050 tấn của chúng tôi chao đảo, có lúc thân tàu nghiêng tới hơn 30 độ. Nhiều phóng viên say sóng không thể xuống nhà ăn hay tham gia các hoạt động trên tàu. Sau hơn 30 giờ lênh đênh trên biển, 6h sáng 5/1, tàu cập bến mang theo hương vị Tết đến với đảo Trường Sa lớn.

Đón đoàn công tác ở âu tàu là các chiến sĩ cùng người dân, với những tràng pháo tay và nụ cười rạng rỡ. Ba ngày trên đảo đối với những người lần đầu đặt chân đến Trường Sa như chúng tôi là khoảng thời gian quý giá và thật sự bổ ích. Các nhà báo tranh thủ tối đa thời gian để khai thác thông tin, trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ, ghi hình, chụp ảnh để phục vụ các bài viết. Nhà báo Đinh Công Doanh - báo Bắc Giang chia sẻ, dù điều kiện còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng các chiến sĩ và người dân ở Trường Sa đã tiếp đón đoàn rất chu đáo, tình cảm. Những cuộc gặp ngắn nhưng để lại nhiều tình cảm xúc động. Tất cả đều gần gũi, cởi mở chia sẻ về nhiệm vụ và cuộc sống ở đảo. Là người đã dành cả tuổi xuân phục vụ, chiến đấu trên các điểm đảo ở quần đảo Trường Sa, Trung tá Trần Quang Phú - Chỉ huy Trưởng đảo Trường Sa, chia sẻ, có dịp tiếp xúc với nhiều đoàn công tác ra thăm đảo, nhưng với tôi làm việc với đoàn phóng viên, nhà báo, tôi nhận thấy ai cũng nhiệt tình, tâm huyết. Với chúng tôi, các đồng chí chính là những “chiến sĩ trên mặt trận thông tin”, là cầu nối mang hơi ấm, tình cảm của đất liền đến đảo xa và mang hình ảnh Trường Sa đến nhiều nơi hơn.

Dưới tán cây bàng vuông, tôi có cơ hội được ngồi nghe chuyện kể của những người lính đã nhiều năm làm nhiệm vụ ở Trường Sa; chia sẻ về những khó khăn cũng như niềm tin yêu biển đảo giúp họ vượt qua khó khăn ấy. Đại úy Phan Ngọc Anh - Trưởng tháp tăng Cụm chiến đấu 2, đảo Trường Sa có thời gian công tác trong quân ngũ gần 30 năm thì có khoảng 20 năm làm nhiệm vụ ngoài đảo. Anh kể, lần đầu tiên ra đảo, tôi theo tàu Trường Sa 14, món quà mà người bạn ở đấy tặng tôi là một can nước ngọt 10 lít. Trong đầu tôi lúc đó đặt câu hỏi sao lại tặng món quà kỳ lạ đến vậy!?. Nhưng rồi, chỉ qua một ngày làm quen với đảo, bản thân anh đã hiểu đó là món quà quý giá bởi ở đảo lúc đó nước ngọt rất hiếm, một vài ngày mới tắm một lần. Anh em muốn tích trữ phải chờ trời mưa rồi chủ động đưa can ra hứng và mưa thì theo mùa, không phải ngày nào cũng có. Khi dùng phải hết sức tiết kiệm, chứ không được hoang phí. Đến nay nguồn nước ở đảo đã phong phú hơn nhiều, các bể chứa, hệ thống tích nước đã hiện đại và đủ đầy hơn.

“Bản thân tôi ra đảo làm nhiệm vụ, không được ở gần chăm lo gia đình cũng là một thiệt thòi, nhưng so với niềm tự hào được cống hiến cho Tổ quốc thì còn vinh dự hơn nhiều. Đảo như là quê hương thứ 2 của tôi vậy!”, Đại úy Phan Ngọc Anh nói với giọng đầy tự hào.

Tàu HQ 561 tiếp tục đưa đoàn công tác đến những điểm đảo nằm trên thềm san hô ngập nước, tàu lớn không thể tiếp cận được. Chúng tôi phải “tăng bo” bằng xuồng để vào đảo. Có lẽ không chỉ bản thân tôi mà với nhiều phóng viên trong đoàn, đây là lần đầu tiên được ngồi trên chiếc xuống chở khoảng 10 người đứng gần với những cơn sóng biển cao đến thế. Nước biển tạt vào rát mặt, ướt quần áo, nhưng máy móc thiết bị ghi hình, là những thứ được chúng tôi bảo quản, giữ gìn hơn cả. Bởi, đây chính là những thứ có thể truyền tải chân thực nhất về nghị lực, tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của những người lính Hải quân. Điều ấn tượng nhất khi công tác tại các điểm đảo là anh em chiến sĩ dù ở cương vị nào, vị trí nào, đều có chí hướng xây dựng và cống hiến trong công cuộc bảo vệ biển đảo quê hương.

Trong chuyến công tác lần này, tôi thật sự ấn tượng với tình cảm quân và dân trên các đảo ở Trường Sa. Ở Trường Sa những ngày chớm xuân thời tiết hay thất thường. Nắng mưa bất chợt, song đã mưa là mưa thật to, đã nắng là cháy da, rát mặt. Ấy thế nhưng tình cảm của các chiến sĩ, người dân thì luôn đầy ắp. Tình cảm ấy càng đậm sâu hơn trong không khí đón Xuân sớm vô cùng đầm ấm ở nơi đầu sóng, ngọn gió. Chủ tịch thị trấn Trường Sa Trần Quang Phú phấn khởi cho biết, nhận được tin đoàn công tác ra thăm Trường Sa, từ nhiều ngày nay, cả đảo háo hức đón chào.Sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân và đồng bào ở mọi miền đất nước đã giúp cho quân và dân huyện đảo được đón Tết cổ truyền sớm hơn ở đất liền, bảo đảm sung túc, đủ đầy. Chị Nguyễn Ngọc Thương, người dân hộ số 3 thị trấn Trường Sa chia sẻ, Tết của quân và dân ở Trường Sa không chỉ có thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh… mà còn có cả hoa tươi, cây quất cùng những món quà Tết thắm nghĩa tình đồng bào gửi đến Trường Sa từ đất liền. Do vậy, người dân nơi đây luôn cảm thấy Trường Sa rất gần với đất liền trong tình thương yêu, đoàn kết gắn bó…

Sau hải trình gần 20 ngày với nhiều trải nghiệm, tác nghiệp ở Trường Sa, chúng tôi lại trở về với đất liền. Nhưng Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng! Mỗi người dân Việt Nam, ai cũng mong muốn được một lần đặt chân đến. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, khó khăn, khắc nghiệt nhưng sức sống của Trường Sa luôn vươn lên mãnh liệt để ai đến rồi luôn cảm thấy tự hào hơn.Đối với tôi, hành trình đến Trường Sa có lẽ chỉ có một lần trong sự nghiệp làm báo, nhưng hành trình của cảm xúc thì vẫn mãi neo giữ trong tim như ngọn lửa âm ỉ cháy suốt cuộc đời. Cảm ơn nghề đã đưa tôi đến Trường Sa!

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông tin về công tác triển khai ứng phó với bão số 3 và mưa úng sau bão. Đáng chú ý, Hà Nội cho biết trước ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội đã di dời 75.297 người đến nơi an toàn.
Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Công an các xã, thị trấn, các Đội nghiệp vụ, các đoàn thể trong Công an huyện Thanh Trì đã khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các trường học, khắc phục hậu quả bão số 3.
Hà Nội: Hàng trăm chiến sĩ Công an xuyên đêm dọn dẹp môi trường sau bão số 3

Hà Nội: Hàng trăm chiến sĩ Công an xuyên đêm dọn dẹp môi trường sau bão số 3

(LĐTĐ) Trong đêm 14 rạng sáng 15/9, Công an các quận Ba Đình và Hai Bà Trưng cùng với hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) đã được điều động tham gia cắt gọn, thu dọn cây cối bị đổ, giúp người dân trở lại trạng thái bình thường, đô thị sớm trở lại khang trang, sạch sẽ sau bão số 3.
Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ

Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Hiện, huyện Chương Mỹ đang tích cực khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi), đồng thời triển khai công tác hỗ trợ, đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân vùng lũ.
Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9, nhân dịp Tết Trung thu, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức chương trình “Trăng rằm yêu thương”, trao quà Trung thu và quà khuyến học cho trẻ em khiếm thị, con hội viên; tổ chức quyên góp ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, siêu bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Hiện nay, tất cả các đơn vị thành viên, người lao động của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang chung sức khắc phục sự cố lưới điện để khẩn trương cấp điện trở lại phục
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

(LĐTĐ) Microsoft không cho phép bạn gỡ cài đặt ứng dụng này, nhưng có một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng chậm máy.

Tin khác

Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9, nhân dịp Tết Trung thu, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức chương trình “Trăng rằm yêu thương”, trao quà Trung thu và quà khuyến học cho trẻ em khiếm thị, con hội viên; tổ chức quyên góp ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

(LĐTĐ) Kem có thể lưu trữ thời gian dài trong ngăn đá tủ lạnh nhưng sẽ giảm dần chất lượng nếu để quá lâu, vậy kem có thể bảo quản bao lâu trong ngăn đá?
Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

(LĐTĐ) Trong bão, lụt, nước ngập vào nhà, mang theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác động vật... làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, ngay khi nước rút, người dân cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi truờng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

(LĐTĐ) Khi chúng tôi đến bản Mỏ Đá, những người dân chúng tôi gặp, trên các gương mặt âu lo vẫn chưa hết sự hoảng loạn bởi cơn bão lũ vừa qua đã lấy đi của họ người thân, nhà cửa, của cải. Nhưng, đó đây đã xuất hiện những nụ cười, bởi họ không dám tin trong đời mình lại gặp được những người xa lạ đến cho quà cứu đói, thấy mình được chia sẻ trong lúc nguy nan, được cảm nhận rõ nhất câu nói "dân mình thương nhau".
Thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ người dân bị ảnh hưởng trong vùng bão, lũ

Thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ người dân bị ảnh hưởng trong vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 13/9, Báo Giao thông và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ người dân bị ảnh hưởng trong vùng bão, lũ.
Cán bộ, nhân viên BIDV dành 20 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cán bộ, nhân viên BIDV dành 20 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Với tinh thần chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ, hơn 240 Công đoàn cơ sở tại các đơn vị BIDV trên toàn quốc đã và đang tiếp tục thực hiện quyên góp và ủng hộ đồng bào thông qua các tổ chức chính trị, xã hội của ngành, địa phương và bằng nhiều hình thức trực tiếp, kịp thời.
Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam quyên góp 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt

Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam quyên góp 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt

(LĐTĐ) Chiều 13/9, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động trong toàn Tổng Công ty. Sau lễ phát động, tổng số tiền quyên góp được là 10 tỷ đồng.
Đập lợn đất ủng hộ các bạn học sinh vùng bị ngập lụt do bão

Đập lợn đất ủng hộ các bạn học sinh vùng bị ngập lụt do bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, em Nguyễn Minh Khải, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Hợp Thanh B, huyện Mỹ Đức, đã đập lợn đất để ủng hộ các bạn học sinh ở vùng ngập úng thôn Phú Hiền, xã Hợp Thanh, số tiền 1,5 triệu đồng.
Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh ủng hộ hơn 100 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại bởi bão số 3

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh ủng hộ hơn 100 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 13/9, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân và người lao động ngành Đường sắt Việt Nam bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
ACB nhanh chóng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi

ACB nhanh chóng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra trên nhiều tỉnh thành miền Bắc, ngân hàng ACB tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, kịp thời triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 gây ra.
Xem thêm
Phiên bản di động