Cách mạng 4.0: Thách thức lớn cho lao động nữ

(LĐTĐ) Cách mạng 4.0 diễn ra, dự báo đem lại những cơ hội việc làm có năng suất cao hơn, đồng thời kèm theo thách thức về nguy cơ mất việc làm, nhất là trong những ngành nghề, việc làm giản đơn.
cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu Lao động là người nước ngoài phải đóng BHXH theo mức nào?
cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu Nhiều tác động với lao động nữ trong kỷ nguyên số
cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu Giao lưu trực tuyến: “Lao động nữ - chính sách và cuộc sống”

Theo đúng quy luật của nó, những ai không theo kịp với sự phát triển của công nghệ sẽ bị đào thải, Nữ công nhân Việt Nam, những người trước nay vốn quen với nếp sinh hoạt đi làm, về nhà nấu nướng, chăm con, ít khi tiếp xúc với công nghệ chính là đối tượng đầu tiên phải chịu tác động của cuộc cách mạng này.

Chịu tác động trực tiếp

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lao động nữ tham gia thị trường lao động chiếm tỉ lệ cao so với thế giới, luôn giữ ở mức ổn định 48 - 49%. Phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng bên cạnh thiên chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái, họ còn có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia.

cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đặt ra nhiều thách thức với lao động nữ. Ảnh: PT

Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã và đang mang lại nhiều tiến bộ về năng suất lao động, song với những thay đổi nhu cầu sử dụng lao động trong tình hình cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đặt ra nhiều thách thức với lao động nữ.

Theo như nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế, dự kiến sẽ có khoảng 800 triệu nhân công trên toàn thế giới mất việc làm vì robot và tự động hóa vào năm 2030, tương đương 1/5 lực lượng lao động toàn cầu hiện nay. Bản chất của cuộc cách mạng này là đưa trí tuệ nhân tạo – những cỗ máy thông minh vào các dây chuyền sản xuất để thay thế cho con người.

Và khi điều đó xảy ra, nhiều công nhân lao động đang trực tiếp đứng máy sẽ bị thay thế bởi các cỗ máy dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là lao động nữ. Trên thực tế, các ngành công nghiệp có thâm niên lâu đời ở Việt Nam như ngành dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử… phần lớn sử dụng lao động là nữ, có nhà máy sử dụng tới 80-90% lao động nữ. Điều đáng nói, đây cũng chính là những lĩnh vực sẽ được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo một cách triệt để nhất.

Nguy cơ hiện hữu rõ trước mắt nhưng chính các công nhân nữ lại thờ ơ với việc học tập nâng cao tay nghề. Chị Thu Huyền công nhân một công ty trong KCN Sài Đồng, Long Biên) hằng ngày chỉ biết lên công ty ôm lấy cái máy trong hệ thống dây chuyền chuyên sản xuất dây dẫn điện dùng cho ô tô, xe máy, lúc trở về nhà thú vui duy nhất là lướt facebook, xem phim.

Khi được hỏi về việc học tập, nâng cao tay nghề, chị này cho rằng công việc của mình rất đơn giản, lúc học nghề ở trong trường đã được đào tạo rồi nên không cần phải học thêm làm gì. “Công việc của mình bắt đầu từ 6 giờ sáng đến tận 6 giờ tối, thời gian rất hạn chế, công việc không có gì phức tạp nên lúc về nhà ngoài việc nấu ăn, ngủ nghỉ và lướt facebook, xem phim thì mình chẳng muốn học thêm gì cả”. Chị Huyền chia sẻ.

Cũng giống với chị Huyền, nhiều công nhân nữ mà đặc biệt là những công nhân đã có gia đình đều lắc đầu ngán ngẩm trước việc học tập nâng cao tay nghề. Chị Trần Thị Lan Anh (Công ty Hanel, Sài Đồng, Long biên) cho biết: “Tôi đã có gia đình, mỗi ngày đều làm việc ở công ty từ sáng đến tối. Thời gian còn lại đều dành hết việc chăm con, chăm sóc gia đình, thực sự không có thời gian để học hành hay bận tâm thêm vấn đề gì nữa”. Chồng chị Lan Anh cũng góp lời thêm: “Anh chị già rồi, học hành thêm chả để làm gì, cứ làm đều cuối tháng lấy lương là xong”. Trong khi hai vợ chồng anh chọ chỉ mới hơn 35 tuổi.

Cần thay đổi nhận thức

Trong tình hình mới, vai trò của giới nữ đang ngày được nâng cao, họ đã có nhiều đóng góp trí tuệ, tâm sức vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, cách mạng 4.0 sẽ tác động trực tiếp tới gia đình và đời sống của lao động nữ.

Bởi vì, lao động nữ thường tập trung trong các lĩnh vực có trình độ chuyên môn thấp, làm việc trong các ngành thâm dụng lao động, chất lượng việc làm của lao động nữ còn chưa ổn định và thiếu bền vững, nên lao động nữ rất dễ bị mất việc làm trong cuộc cách mạng công nghiệp này.

Đặc biệt, tình trạng hạn chế sử dụng lao động nữ ở tuổi 35 trở lên, đang là vấn đề nổi lên trong thị trường lao động, khiến lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm thu nhập, thậm chí mất nguồn thu nhập do giảm giờ làm hoặc mất việc làm. Hạn chế, và khó khăn trong vấn đề gia đình, cuộc sống của lao động nữ là đều dễ hiểu. Tuy nhiên, đứng trước cuộc cách mạng 4.0 nếu không thường xuyên học tập và nâng cao trình độ cũng như tay nghề thì việc bị đào thải là tất yếu.

Trong các buổi tọa đầm về thách thức của công nhân trong bối cảnh cách mạng 4.0 diễn ra TS Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, "cuộc chiến" việc làm giữa máy móc và con người phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng 4.0 như thế nào.

Quan trọng nhất là nhìn ra xu hướng để có sự chuẩn bị; nếu không có sự chuẩn bị thì sẽ bị thay thế, còn mức độ bị thay thế như thế nào phụ thuộc vào chính mỗi người lao động và cơ quan quản lý. Với người lao động, cần chuẩn bị đào tạo, tự đào tạo, trau dồi liên tục, không phải học tập suốt đời mà học tập suốt ngày để nâng cao trình độ.

Cơ quan nhà nước cần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là những ngành, nghề mới xuất hiện như lập trình robot, sản xuất robot, tự động hóa; công tác dự báo, thông tin thị trường lao động cập nhật liên tục.

Đối với những người lao động yếu thế trong cuộc cách mạng 4.0, cần phải xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động lớn tuổi, chính sách tạo việc làm cho người dễ bị tổn thương trong xã hội. Đồng thời, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tăng tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động. Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Với riêng phụ nữ, khi nền kinh tế mỗi ngày một tự động hóa cao, lao động trong nhiều ngành nghề sẽ biến động rất lớn. Muốn nắm bắt được các lợi thế trong thời đại mới, điều quan trọng là phụ nữ cần được trang bị các phương pháp tư duy mới để tạo ra sự khác biệt và tận dụng tối đa cơ hội có được. Cụ thể, bên cạnh việc tự trang bị kiến thức và kỹ năng, tiếp cận công nghệ mới, việc lựa chọn ngành nghề, hình thức và phương thức lập nghiệp cũng phải có những thay đổi cơ bản.

L. Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” do tổ chức Công đoàn phát động đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia. Qua phong trào, đã khích lệ, động viên công nhân lao động phát huy sức sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Xem thêm
Phiên bản di động