Cách mạng 4.0: Làm sao để lao động thích ứng và hưởng lợi?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (viết tắt cách mạng 4.0) bùng nổ sẽ mang tới nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam. Một trong những thách thức đó là xu hướng máy móc dần thay thế con người trong nhiều phần việc, đe dọa vị trí việc làm của không ít lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề cho người lao động ngày càng là yêu cầu cấp thiết.
cach mang 40 lam sao de lao dong thich ung va huong loi Đột phá từ ứng dụng công nghệ và quản trị doanh nghiệp
cach mang 40 lam sao de lao dong thich ung va huong loi Việt Nam tự tin với cách mạng 4.0

Công nhân ngại học nghề

Học dở chừng THPT, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cộng với năng lực học tập hạn chế, Nguyễn Ngọc Tùng - ở Hoài Đức, Hà Nội, theo bạn bè xin đi làm công nhân trong KCN Bắc Thăng Long. Yên tâm vì đã có công việc, thu nhập ổn định, Tùng không bao giờ có ý định đi học nâng cao tay nghề hoặc học thêm một nghề nào đó.

cach mang 40 lam sao de lao dong thich ung va huong loi
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội được tổ chức thường niên nhằm tạo cơ hội rèn luyện, nâng cao tay nghề cho người lao động. Ảnh Phạm Diệp

Cuộc sống của Tùng đang yên ổn với ngày ngày đi làm đầy đủ, cuối tháng lĩnh lương... thì bỗng nhiên, công ty nơi Tùng làm việc do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã phải thu hẹp nhà xưởng, cắt giảm lao động và Tùng nằm trong số lao động bị cắt giảm bởi “tay nghề chưa cao, năng suất làm việc thấp”. Tùng quyết định tạm nghỉ việc, lấy vợ, sinh con rồi sau đó sẽ tìm công việc khác.

Cuộc sống cứ dần trôi, mặc dù giờ đây khi ngay ở quê Tùng sinh sống cũng như địa phương lân cận đã mọc lên nhiều khu công nghiệp với rất đông doanh nghiệp làm việc, nhưng Tùng vẫn không thể tìm kiếm việc làm.

PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân- Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, đa phần lao động trong các khu công nghiệp là lao động nông nghiệp, nhiều người trong số đó chưa từng học nghề.

Trong khi đó, các doanh nghiệp thích tuyển dụng công nhân không có kỹ năng, sau đó vào tập huấn ngắn hạn. Vì vậy, tới đây, cách mạng 4.0 đặt ra thách thức kiểu "một mất một còn" với CNLĐ. Nếu kỹ năng lao động của công nhân không thay đổi, khả năng mất việc sẽ rất cao.

Nguyên do, đa phần công nhân của chúng ta không hiểu về cách mạng 4.0. Họ không nhận biết thời cuộc đang thay đổi nếu không tự mình vận động, nâng cao kỹ năng nghề thì họ đang bước dần tới thất nghiệp.

Lý do, “Ngoài 30 rồi, học hành bằng cấp không có, thật khó xin việc làm, kể cả công việc giản đơn nhiều nơi cũng chỉ tuyển lao động trẻ, hoặc đã qua đào tạo. Hơn nữa, tôi chẳng biết làm gì ngoài công việc lắp ráp linh kiện điện tử mà tôi đã từng làm, trong khi công việc ấy bây giờ các bạn trẻ làm thành thạo hơn nhiều”- Tùng cho hay.

Khác với Tùng là chưa bị thất nghiệp, nhưng chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân một công ty may trong KCN Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai cũng đang thấp thỏm, lo lắng. Chị Hoa kể, dù không được đào tạo về may mặc, nhưng chị cũng vẫn được nhận vào làm việc trong một công ty may.

Cũng có nhiều lần, chị bị quản đốc nhắc nhở về việc cần phải trau dồi thêm nghề nghiệp vì tay nghề chưa cao, sản phẩm làm ra còn có những lỗi sai, hỏng thế nhưng “nhắc thì nhắc thế thôi, chứ tôi vẫn chưa bị đuổi việc, vả lại công ty không bố trí thời gian, không hỗ trợ kinh phí để đi học. Nếu tôi xin nghỉ việc để đi học thì sẽ bị trừ lương, rồi mất tiền học phí, chả dại gì mà đi học”- chị Hoa nói.

Cũng theo chị Hoa, đợt này, công ty đang rà soát lại các lao động tay nghề không cao để thực hiện dừng hợp đồng khi hết thời hạn. “Hợp đồng công ty ký với tôi là 3 năm, chỉ còn không đầy 6 tháng nữa là hết hạn, tôi lo lắm, nếu thất nghiệp thì không biết tôi sẽ sống ra sao, mà bây giờ đi học nghề thì không còn kịp”- chị Hoa lo lắng.

Không riêng những lao động kể trên, tâm lý ngại học, ngại trau dồi nghề nghiệp là tâm lý của một bộ phận không nhỏ người lao động. Khi công việc vẫn bình ổn, đều đều, ngày ngày đi làm, cuối tháng lĩnh lương thì không mấy ai nghĩ đến việc bỏ thời gian, tiền bạc để đi học, nhất là trong bối cảnh thu nhập của người lao động còn hạn chế, cuộc sống còn nhiều điều phải lo toan, chắt bóp.

Ngoài ra, nhiều lao động ở các khu công nghiệp cho rằng, bản thân doanh nghiệp cũng không muốn lao động đi học nghề hay nâng cao kỹ năng nghề, bởi việc này mất khá nhiều thời gian, ảnh hưởng tới sản xuất.

Để công nhân thích ứng và hưởng lợi từ cách mạng 4.0

Theo thống kê của cơ quan chức năng, cả nước ta có tới 54 triệu lao động, nhưng lực lượng lao động dồi dào này hiện nay sẽ không còn là thế mạnh khi cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ.

Bởi lẽ, trong thời đại công nghiệp, một cỗ máy có thể thay thế hàng trăm con người, khiến lực lượng lao động tay nghề kém, yếu về chuyên môn sẽ bị mất việc làm. Trong khi đó, thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, số lượng lao động qua đào tạo nghề ở nước ta mới đạt hơn 30%; năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.

PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân- Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, đa phần lao động trong các khu công nghiệp là lao động nông nghiệp, nhiều người trong số đó chưa từng học nghề. Trong khi đó, các doanh nghiệp thích tuyển dụng công nhân không có kỹ năng, sau đó vào tập huấn ngắn hạn.

Vì vậy, tới đây, cách mạng 4.0 đặt ra thách thức kiểu "một mất một còn" với CNLĐ. Nếu kỹ năng lao động của công nhân không thay đổi, khả năng mất việc sẽ rất cao. Nguyên do, đa phần công nhân của chúng ta không hiểu về cách mạng 4.0. Họ không nhận biết thời cuộc đang thay đổi nếu không tự mình vận động, nâng cao kỹ năng nghề thì họ đang bước dần tới thất nghiệp.

Khảo sát mới đây của Viện Khoa học lao động cho thấy, một số Công ty như Canon, Công ty may 10… cũng đã nhập một số dây chuyền máy móc hiện đại thay thế cho công nhân. Một máy cắt ở xí nghiệp may có thể thay thế cho 15 lao động trong dây chuyền. Trong khi thời gian hoàn vốn chỉ là 18 tháng, khả năng lao động bị thay thế bởi máy móc là rất hiện hữu.

Ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho rằng, cần phải nâng cao vị thế của lao động Việt Nam khi bước vào cuộc cách mạng 4.0. Lâu nay Việt Nam được biết đến như là quốc gia có lao động giá rẻ, làm dây chuyền.

Thế nên, nếu tới đây bước vào cuộc cách mạng 4.0 thì lợi thế này sẽ bị mất đi. Theo ông Huân, trước hết phải coi trọng việc đào tạo lao động trẻ theo công nghệ mới, thứ hai là đào tạo lại cho lao động có tuổi đang lao động mà bị mất việc. Ngoài ra cũng cần hỗ trợ lao động bằng việc tăng cường hỗ trợ từ Quỹ lao động việc làm để đào tạo lao động gặp rủi ro, giúp họ tiếp tục tham gia vào thị trường lao động”.

Tại Diễn đàn "Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương" được tổ chức mới đây, TS. Yashiro Hiroaki, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng: Cuộc cách mạng 4.0, nơi "người máy sẽ thay thế lao động" là những gì đang diễn ra tại Nhật Bản nhưng tại các quốc gia có lực lượng lao động dồi dào như Việt Nam thì hậu quả của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc cách mạng 4.0 này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động. Bởi khi máy móc thay thế con người thì nhiều lao động với tay nghề thấp sẽ bị mất việc.

"Đây là những công nghệ 'tiết kiệm lao động' nên rất khó để tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động, vì vậy, chúng ta chỉ có thể nâng cao chất lượng nguồn lao động lên để công nhân có có thể sử dụng được các máy móc này, nhờ đó, công nhân mới được hưởng lợi từ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”- , TS. Yashiro Hiroaki nói.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

(LĐTĐ) Sáng ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức 30%.
Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

(LĐTĐ) Áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai các thủ tục để sớm thi công xây dựng 5 dự án BOT giao thông cửa ngõ của Thành phố và tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm 27/4 hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ nối ra cửa ngõ Thủ đô như: Trục đường Vành đai 3, Vành đai 2, Giải Phóng - Ngọc Hồi,... đã chật cứng phương tiện. Dưới thời tiết nắng nóng, dòng người di chuyển rất khó khăn. Lực lượng chức năng đã rất nỗ lực để điều tiết giao thông.

Tin khác

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.
Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ triển khai với những hoạt động thiết thực, hiệu quả, qua đó nhằm chăm lo, tạo phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
Trao 152 suất quà đến đoàn viên Công đoàn dịp lễ 30/4 - 1/5

Trao 152 suất quà đến đoàn viên Công đoàn dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Công ty TNHH Nidec Chaun Choung Việt Nam (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất) đã tổ chức trao 152 suất quà bằng hiện vật, với tổng trị giá gần 22 triệu đồng cho các đoàn viên Công đoàn.
Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), UBND huyện và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân; tổ chức Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức năm 2024.
Công đoàn Trường THCS Hữu Bằng tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

Công đoàn Trường THCS Hữu Bằng tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Nhận thức hiến máu tình nguyện là một việc làm có ý nghĩa, các đoàn viên Công đoàn Trường THCS Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) luôn nhiệt tình đăng ký tham gia và sẵn sàng hiến máu khi có người cần, thể hiện trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Xem thêm
Phiên bản di động