Các bộ phận quan trọng trong cơ thể sợ nhất điều gì?

Tim sợ muối, gan sợ rượu, túi mật sợ thói quen không ăn sáng… là những điều bạn nên nhớ để tránh các bệnh tật nghiêm trọng.
Một thói quen buổi sáng âm thầm tàn phá thận
Nhóm người tuổi thọ thấp thường có 4 dấu hiệu khi thức dậy
Bí quyết giúp giảm đau cơ xương khớp ở người trẻ

Câu nói “Bệnh từ miệng mà vào” đã hàm chứa lời cảnh báo bạn cần phải cẩn trọng với cách ăn uống. Trên thực tế, nhiều bệnh mạn tính và cả ung thư liên quan tới chế độ ăn. Dưới đây là những điều khiến các cơ quan nội tạng của bạn sợ nhất:

Tim sợ muối

Các bộ phận quan trọng trong cơ thể sợ nhất điều gì?
Đồ ăn quá mặn gây hại cho sức khỏe

Khả năng bài tiết natri của cơ thể là có hạn. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể không kịp xử lý sẽ khiến lượng natri trong muối tồn đọng lại trong người. Khi đó, huyết áp có thể tăng cao.

Ngoài ra, lượng muối cao cũng sẽ khiến cho mạch máu trở nên hẹp lại. Tim sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, bạn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn như bệnh tim mạch.

Gan sợ rượu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận mối liên hệ giữa rượu và ung thư. Quá trình trao đổi chất và hấp thụ rượu dựa trên hai loại enzyme. Nếu bạn uống quá nhiều, cơ thể không kịp chuyển hóa sẽ gây ra tổn thương ở tế bào gốc tạo máu.

Nếu tổn thương đó không được chữa lành sẽ trở thành mạn tính, gây ra suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư. Khi thời gian và lượng rượu uống càng nhiều, từ gan nhiễm mỡ sẽ chuyển thành viêm gan, chai gan và cuối cùng dẫn tới ung thư.

Thận sợ lười uống nước

Các bộ phận quan trọng trong cơ thể sợ nhất điều gì?
Uống lượng nước vừa đủ giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh: Healthline

Một trong những chức năng chính của thận là tạo ra nước tiểu để bài tiết các chất như urê, acid uric và amoniac. Khi trong cơ thể có quá ít hay quá nhiều nước, thận sẽ điều tiết lượng nước tiểu để đảm bảo sự cân bằng nước trong cơ thể.

Nếu bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu thải ra ngoài sẽ giảm, chất độc và chất thải tích tụ tăng dần trong nước tiểu.

Các bệnh lý như sỏi thận, thận ứ nước có liên hệ mật thiết với người lười uống nước. Uống vừa đủ nước giúp bảo vệ thận, đào thải các chất độc dư thừa.

Túi mật sợ không ăn sáng

Gan tiết mật ra mỗi ngày. Khi chúng ta không ăn, mật được trữ trong túi mật. Khi chúng ta ăn, túi mật sẽ đẩy mật vào tá tràng, xuống ruột non giúp phân hủy các chất béo.

Qua một đêm, lượng mật tích trong túi mật đã lên tới 12 tiếng. Nếu bạn không ăn sáng, lượng cholesterol trong mật sẽ vượt qua mức bão hòa dẫn tới ứ đọng và hình thành sỏi.

Tụy sợ ăn quá no

Các bộ phận quan trọng trong cơ thể sợ nhất điều gì?
Ăn quá nhiều, đặc biệt vào bữa tối, ảnh hưởng nhiều tới tụy

Tụy có thể sản sinh ra enzyme tiêu hóa để tham gia vào quá trình xử lý thức ăn. Nếu bạn ăn quá nhiều, tụy sẽ tiết ra nhiều enzyme hơn, bị quá tải dẫn tới rối loạn chức năng.

Khi đó, tụy sẽ bị các enzyme tiêu hóa tác động ngược trở lại, gây ra viêm tụy cấp.

Khi mô tuyến tụy có hiện tượng chảy máu hoặc hoại tử, dễ ảnh hưởng tới các mô xung quanh, theo đó là rối loạn trao đổi chất, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, thậm chí gây tử vong.

Theo An Yên/ Vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-bo-phan-quan-trong-trong-co-the-so-nhat-dieu-gi-670128.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động