Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Bãi tập kết vật liệu xây dựng: Người dân “chìm” trong đất bụi Sao lại khó đến thế? Tổng kiểm tra 56 bãi tập kết và điểm kinh doanh vật liệu xây dựng ở huyện Đức Linh

Bến cảng “chui” ngang nhiên tồn tại

Phản ánh tới báo Lao động Thủ đô, nhiều người dân tại xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, thời gian qua, hàng loạt bến cảng, bãi tập kết, trung chuyển và kết vật liệu xây dựng, trạm trộn bê tông “mọc” lên dọc bên bờ sông Cầu và thường xuyên hoạt động tấp nập, điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ, vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự trên địa bàn, mà còn gây bức xúc dư luận.

Nhức nhối nhất trong khu vực này phải kể đến đó là sự tồn tại của cảng Hòa Bình. Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực ven sông Cầu thuộc địa bàn thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, cách tuyến đường tỉnh 296, hướng đi từ xã Trung Giã sang huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ khoảng 200m, khu vực “cảng Hòa Bình” (ngã ba sông Cầu - sông Công) với diện tích lên đến hàng chục nghìn m2 thường xuyên diễn ra các hoạt động bốc xếp than, cát, sỏi, đất đá, dăm gỗ… từ tàu lên bãi tập kết và từ bãi lên các xe tải.

Theo quan sát, khu vực cảng Hòa Bình có chiều dài khoảng 300 - 400m, xung quanh được xây dựng kiên cố bằng bê tông; trên cảng, nhiều cẩu trục được lắp đặt cố định, cùng với hàng loạt máy xúc các loại hoạt động tấp nập.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Toàn cảnh khu vực cảng Hòa Bình và các bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép tại địa bàn thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn (Hà Nội).

Từ đường tỉnh 296 rẽ vào khu vực cảng, đường được làm bằng bê tông kiên cố chạy quanh cảng. Thời điểm ghi nhận, phóng viên chứng kiến hàng loạt xe tải trọng lớn xếp hàng dài chờ vào cảng vận chuyển than, cát, sỏi. Trong khi đó, phía ngoài sông, một số tàu chở hàng cỡ lớn cũng đang neo đậu chờ cập cảng.

Đáng nói, hoạt động của cảng Hòa Bình diễn ra hằng ngày và rất sôi động, xe tải trọng lớn ra vào cảng tấp nập, điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, mà còn ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ, đảm bảo an ninh đê điều. Thậm chí, theo quan sát của chúng tôi, ngay sát cảng Hòa Bình là sự tồn tại của 2 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động rầm rộ. Ngạc nhiên hơn, ngay sát khu vực cảng là một số nhà xưởng lợp tôn, trạm trộn bê tông được dựng lên và hoạt động “như chốn không người”…

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Cảng Hòa Bình (xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn) được xây dựng bê tông kiên cố, tàu ra vào cảng tấp nập.

“Khu vực cảng Hòa Bình hoạt động nhiều năm nay rồi, tôi nghe nói năm 2023 khu vực này từng bị cơ quan chức năng ra quyết định xử lý vi phạm, đình chỉ hoạt động và buộc khắc phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn khu vực cảng này lại hoạt động rầm rộ trở lại, thậm chí hiện nay cảng còn được mở rộng hơn trước”, một người dân tại thôn Hòa Bình cho hay.

Chính quyền địa phương “tạo điều kiện” cho cảng Hòa Bình hoạt động?

Để làm rõ phản ánh của người dân về khu vực bến cảng Hòa Bình và các bãi chứa, trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn xã Trung Giã, chúng tôi liên hệ làm việc với ông Khổng Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã Trung Giã và được ông Hoàn thông tin, khu vực cảng Hòa Bình hiện thuộc quyền quản lý của gia đình ông Nguyễn Quốc Hùng.

“Đây đều là đất nông nghiệp được người dân mua gom lại làm bến trung chuyển và nếu các hộ dân không bỏ tiền ra mua gom, thì khu vực cảng Hòa Bình đã thành sông rồi?”, ông Hoàn cho hay.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Hoạt động chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng như than, cát, sỏi... diễn ra tấp nập tại cảng Hòa Bình.

Liên quan đến nội dung phản ánh về cảng Hòa Bình được xây dựng kiên cố và hoạt động rầm rộ, tàu hàng ra vào tấp nập, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông đường thủy nội địa, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ và hàng loạt vấn đề liên quan đến an ninh trật tự… nhưng chưa có giấy phép xây dựng bến cảng, chưa có giấy phép hoạt động, Chủ tịch UBND xã Trung Giã Khổng Văn Hoàn khẳng định, khu vực cảng Hòa Bình hiện hoàn toàn chưa có giấy phép hoạt động, đây cũng là vấn đề khiến xã “đau đầu”.

“Hiện xã đang kêu để giúp cho các hộ, muốn tạo điều kiện cho các hộ hoàn thiện hồ sơ thuê đất với Nhà nước, tuy nhiên việc này hơi khó”, ông Hoàn nói.

Trước câu trả lời của Chủ tịch UBND xã Trung Giã về việc “khó xử lý” vi phạm, cũng như việc “tạo điều kiện” để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thuê đất và hoạt động… chúng tôi đặt câu hỏi, nếu không hoàn thiện được hồ sơ thì vi phạm vẫn để tồn tại? ông Hoàn cho biết: “Nếu không hoàn thiện được hồ sơ thì “1 - 2 năm” sẽ phải xử lý, chứ Nhà nước đang thực hiện quyết liệt như vậy làm sao để tồn tại được. Và nếu báo chí phản ánh thì đồng nghĩa với việc “các ông” đóng cửa luôn, đừng nói đến việc xin phép làm gì, cho nên rất khó khăn. Trách nhiệm của Nhà nước thì bắt buộc mình phải làm, nhưng để dừng hẳn thì khó khăn lắm”.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Mặc dù không có giấy phép hoạt động, tuy nhiên khu vực cảng Hòa Bình vẫn hoạt động rất tấp nập ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ tại địa phận xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn.

Đề cập đến việc xử lý quyết liệt của cơ quan Nhà nước, theo ông Khổng Văn Hoàn, xã đã nắm bắt được Văn bản chỉ đạo ngày 19/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố; bên cạnh đó, xã cũng đã có nhiều văn bản kiến nghị lên huyện và hằng năm vẫn tiến hành rà soát, báo cáo. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị được cung cấp các báo cáo thì vị Chủ tịch UBND xã Trung Giã viện lý do trì hoãn và khất lần với lý do “cán bộ địa chính đi vắng”.

Không chỉ tồn tại trên đất nông nghiệp, khu vực cảng Hòa Bình và các bãi tập kết, trung chuyển vật liệu, trạm trộn bê tông xung quanh cảng còn nằm trong khu vực thoát lũ của sông Cầu, vì thế, vấn đề đảm bảo hành lang thoát lũ là cực kỳ quan trọng. Thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng “chui” vẫn đua nhau hoành hành và mở rộng với quy mô ngày một lớn hơn như “chốn không người”, nhưng các cơ quan quản lý địa phương lại có dấu hiệu “ngó lơ” để các công trình vi phạm tồn tại.

Trong khi đó, cũng khẳng định có việc vi phạm hoạt động không phép ở các bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng tại khu vực cảng Hoà Bình khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Sóc Sơn cho hay: “Rất khó khăn trong việc xin cấp phép của các đơn vị ở bãi tập kết này, vì nó còn liên quan đến vấn đề quy hoạch bến thủy nội địa. Huyện đã kiểm tra, xử lý và yêu cầu các đơn vị hoàn thiện thủ tục thuê đất theo quy định”.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Máy xúc, xe tải nặng thường xuyên ra vào cảng Hòa Bình vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, giao thông, môi trường...

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc huyện “khó xử lý” thì vi phạm vẫn được để tồn tại?, ông Toàn nói: “Không vì việc đó mà để tồn tại như vậy, và không có việc huyện bao che. Huyện vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng phải theo quy định của pháp luật. Trong thời gian nhất định, nếu các hộ không hoàn thiện thủ tục thuê đất thì đến một thời hạn sẽ phải xử lý”.

Được biết, tại khu vực cảng Hòa Bình do ông Nguyễn Quốc Hùng quản lý, ngày 20/3/2020, UBND xã Trung Giã đã có quyết định số 111/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường với ông Nguyễn Quốc Hùng; tiếp đó, ngày 4/4/2023 UBND huyện Sóc Sơn cũng đã có Quyết định số 1706/QĐ-XPVPHC với ông Hùng về nội dung trên.

Quyết định của huyện Sóc Sơn nêu rõ: Đình chỉ hoạt động nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở 3 tháng; buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm môi trường… Các quyết định ban hành là vậy, nhưng hiện các công trình vi phạm tại khu vực này vẫn ngang nhiên tồn tại.

(Còn nữa)

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (14/12): Đồng USD ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/12): Đồng USD ổn định

(LĐTĐ) Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giữ nguyên, hiện ở mức 106,95.
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024

Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024

(LĐTĐ) Chiều 13/12, kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP’24), PROCON và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Hanoi 2024 đã chính thức khép lại. Kết quả chung cuộc, sinh viên Nguyễn Đức Thắng, đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã xuất sắc đoạt chức Vô địch Siêu CUP OLP’24.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Giá vàng hôm nay (14/12): Tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (14/12): Tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày tăng giá, giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh, với giá vàng miếng giảm mạnh nhất 1 triệu đồng/lượng.
Lãi suất huy động tiếp tục tăng

Lãi suất huy động tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Theo thống kê đã có tới 10 ngân hàng tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 12 gồm: CB, Dong A Bank, VPBank, VIB, OCB, MSB, GPBank, TPBank, ABBank, và IVB. Trong đó ABBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất hai lần trong tháng.
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán

Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán

(LĐTĐ) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, 2 doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 330 triệu đồng.
"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến

"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến

(LĐTĐ) Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số tháng 11 tăng đáng kể do đây là tháng cuối cùng thị trường được hưởng các ưu đãi của chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động