Xử lý bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức

Sao lại khó đến thế?

Báo Lao động Thủ đô đã có bài viết phản ánh về tình trạng, nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) không phép ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Những sai phạm đã rõ, tuy nhiên, sau nhiều lần tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân cũng như các cơ quan ngôn luận, dường như chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để.
sao lai kho den the Bãi tập kết vật liệu xây dựng: Người dân “chìm” trong đất bụi
sao lai kho den the Liên tiếp xảy ra tình trạng rơi vãi bùn đất trên cầu Nhật Tân

Khó xử lý vi phạm

Trong các ngày từ 22-26/5, có mặt tại đoạn đường thuộc xã An Thượng (đoạn nối giữa cầu vượt Phương Bản đến thôn Mộc Hoàn, xã Vân Côn) phóng viên ghi nhận, các bãi tập kết VLXD trái phép ở đây vẫn đang tiếp tục hoạt động. Theo quan sát tại một bãi tập kết VLXD lớn nhất tại đây, hàng trăm mét khối đá chất thành đống cao, máy xúc luân phiên phục vụ việc trung chuyển vật liệu.

sao lai kho den the
Bãi tập kết vật liệu xây dựng đoạn nối từ cầu vượt Phương Bản đến thôn Mộc Hoàn tồn tại nhiều năm nay

Vào khoảng thời gian cao điểm giữa trưa và tối muộn, các loại phương tiện vận chuyển đất đá nườm nượp chạy qua. Có thể thấy, hoạt động tập kết VLXD tại khu vực chân cầu vượt này khiến cho việc sản xuất nông nghiệp của hàng chục hộ dân thôn Mộc Hoàn gặp nhiều khó khăn do hầu hết hoa màu, nông sản luôn bị phủ kín trong lớp bụi. Không chỉ vậy, mặt đường ở khu vực này cũng trở nên xuống cấp nghiêm trọng khi bị các loại xe có trọng tải lớn cày xới mỗi ngày.

Trời nắng, bụi bốc lên mù mịt, trời mưa đường trở nên trơn trượt, lầy lội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như an toàn của người dân. Nhiều người dân địa phương cho biết, tình trạng đường xuống cấp dẫn tới khói bụi, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính gây ra bệnh về đường hô hấp và gia tăng tình trạng tai nạn giao thông cho người dân sống xung quanh khu vực…

sao lai kho den the
Khiến đường đi của dân lầy lội, bụi bẩn

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Chí Lương – Chủ tịch UBND xã An Thượng, thừa nhận: Những nội dung người dân phản ánh về hoạt động không phép của những bãi tập kết VLXD ảnh hưởng dân sinh là đúng. Hầu hết những bãi tập kết VLXD trên địa bàn xã đều hoạt động không phép. Về phương án xử lý các bãi tập kết VLXD không phép, ông Lương cho biết, xã đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc xử lý vi phạm nhưng do còn nhiều khó khăn nên trong quá trình thực hiện, việc xử lý vẫn còn chậm trễ và chưa được triệt để.

Lý giải cho sự khó khăn của chính quyền, theo ông Lương: Do các bãi tập kết nằm tại ngã ba đoạn giáp ranh giữa 3 xã: An Thượng, Vân Côn và Song Phương nên việc phân chia quản lý gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, địa bàn xã An Thượng rất rộng, dân số đông, các bãi tập kết VLXD cách xa UBND huyện, lực lượng chức năng địa phương lại mỏng… nên không thể tiến hành kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt, các bãi đã tồn tại từ nhiều năm nay nên khó giải quyết.

Xung quanh ý kiến cho rằng, lãnh đạo xã đang cố tình buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho cho các bãi tập kết hoạt động trái phép, ông Lương cho biết: “Trước đây chúng tôi từng tiến hành đề nghị điện lực huyện Hoài Đức cắt điện ở những lán tạm mà công nhân trông coi bãi tập kết dựng lên để họ không hoạt động được, chính quyền không tạo điều kiện cho các bãi tập kết trên hoạt động”…

Trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương

Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Lý – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, cho biết: “Những bãi tập kết VLXD không phép, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân, thuộc địa bàn xã An Thượng là chính xác.

Theo quy hoạch sử dụng đất, mỗi xã chỉ được bố trí một bãi tập kết VLXD để phục vụ người dân. Việc bãi tập kết vật liệu xây dựng trên đất nông nghiệp ở khu vực này có được cấp phép hay không là do Phòng quản lý đô thị huyện chịu trách nhiệm…”.

Qua tìm hiểu, theo chỉ thị số 04/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội năm 2014 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Thành phố Hà Nội nêu rõ, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố phải: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là các trường hợp cho thuê đất công, đất nông nghiệp công ích, đất bãi bồi ven sông để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, các trường hợp tự chuyển mục đích sang xây dựng công trình nhà ở, sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (bao gồm cả các trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê nhưng các cá nhân đã thành lập doanh nghiệp hiện đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp), đảm bảo tất cả các trường hợp vi phạm phải được lập hồ sơ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật và được công khai.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quản lý quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn; về các trường vi phạm mà không bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã xử lý, quyết định tạm dừng công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để chỉ đạo xử lý cho đến khi vi phạm được xử lý, khắc phục.

Quy định đã rõ, chính quyền cũng thừa nhận có biết tới tình trạng các bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép tồn tại và hoạt động từ lâu. Song, với thái độ trả lời vòng vo, né tránh vấn đề, cộng thêm việc chỉ chỉ đạo đôn đốc nhắc nhở mà không có văn bản xử phạt cụ thể của chính quyền xã An Thượng khiến cho dư luận hoài nghi về việc, cán bộ địa phương đã buông lỏng quản lý.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Theo chỉ thị số 04/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội năm 2014 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Thành phố Hà Nội nêu rõ, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố phải: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là các trường hợp cho thuê đất công, đất nông nghiệp công ích, đất bãi bồi ven sông để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, các trường hợp tự chuyển mục đích sang xây dựng công trình nhà ở, sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (bao gồm cả các trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê nhưng các cá nhân đã thành lập doanh nghiệp hiện đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp), đảm bảo tất cả các trường hợp vi phạm phải được lập hồ sơ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật và được công khai.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH MTV (UDIC) vừa được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025.
Biểu dương 132 Công nhân giỏi quận Ba Đình năm 2025

Biểu dương 132 Công nhân giỏi quận Ba Đình năm 2025

132 Công nhân giỏi cấp quận năm 2025 đã được Liên đoàn Lao động quận Ba Đình biểu dương, khen thưởng.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm biểu dương 84 tập thể, 152 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm biểu dương 84 tập thể, 152 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Ngày 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Nữ công năm 2024, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"; “Gia đình tiêu biểu” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.
Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tối 26/4, tại Sân khấu chính - Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Thị ủy - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức sơ kết 3 năm hoạt động không gian văn hóa và tuyến Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây; tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài 2025.
Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Nhân kỷ niệm 61 năm Ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/4/1964 - 28/4/2025), ngày 26/4, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11 với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”.
Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Tiếp tục phiên họp thứ 44, ngày 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).
Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Ngày 25/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Hoàn Kiếm tổ chức kỳ họp thứ 18, HĐND quận khóa XX. Tại kỳ họp, HĐND quận đã xem xét, thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; phê duyệt quyết toán ngân sách Nhà nước quận năm 2024.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động