Bức tranh đô thị ngột ngạt qua lăng kính độc đáo của người trẻ
“Đắm bầy virus”, cuốn tiểu thuyết "cảnh tỉnh" thói quen hưởng thụ của giới trẻ Cuộc gặp gỡ kỳ lạ "Người thương đã cũ", cuốn sách văn học cho tháng Tám mùa Thu |
Trong tập truyện ngắn, chúng ta dễ nhìn thấy hình ảnh của người trẻ đang loay hoay tìm kiếm chính mình, chống chọi lại nỗi cô đơn và sự lạc lõng. Ở truyện ngắn tiêu đề “Có thú dữ trong thành phố”, nhân vật chính là một anh chàng nhân viên văn phòng luôn bị đè nén bởi áp lực công việc, “những con số đen trắng vô hồn chạy dài trên màn hình, những cuộc họp triền miên và cả những lời chỉ trích”. Hơn nữa, anh ta còn bị chứng ám ảnh về chuyện lũ thú hoang xổng chuồng từ vườn bách thú thành phố.
Tập truyện ngắn “Có thú dữ trong thành phố” của tác giả Nguyên Nguyên là 1 trong 12 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo giải thưởng “Văn học tuổi 20” lần 7, năm 2022 do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức. |
Tác giả nhắc đi nhắc lại nỗi ám ảnh cố hữu ấy như muốn đặt nhân vật của mình vào trong một tình thế ngặt nghèo và hiểm nguy. Một nỗi sợ vô hình như phóng chiếu cho hiện trạng về một bộ phận giới trẻ vẫn đang ngày ngày miệt mài tìm kiếm ước mơ của bản thân mình. Nơi họ tự vấn lương tâm mình, ta là ai và những gì ta làm có thực sự ý nghĩa. Một kết thúc không thể bất ngờ hơn khi đặt chính nhân vật mình vào trạng thái bất định, lửng lơ và gần như là không lối thoát. Tuy nhiên đây là một trong những truyện ngắn mang lại khá nhiều suy ngẫm, chiêm nghiệm phù hợp với thực tế, thời đại công nghiệp hiện đại hóa như hiện nay.
Hay như trong một truyện ngắn khác với tựa đề “Bánh kem việt quất”, trung tâm của truyện là một nhà văn trẻ nghiệp dư đang tìm kiếm cảm hứng để viết một câu chuyện mà anh ta nghĩ rằng nó hay, nó thực sự mang ý nghĩa nào đó. Câu chuyện ấy đan xen với cuộc đời anh ta, gắn với những kỷ niệm của cha mình. Hình ảnh người cha vĩ đại ấy, luôn hiện hữu trong tâm trí của anh ta. Đồng thời hiện lên trong chính câu chuyện mà anh ta đang viết. Một cảm giác thương nhớ da diết của người cha, nhưng đồng thời cũng là nỗi ám ảnh về một hình mẫu vĩ đại, về hình tượng người mà ta muốn trở thành. Một câu chuyện mang lại những xúc cảm riêng biệt và rất “lạ” về mối quan hệ cha - con, những thương tổn trong quá khứ, sự thờ ơ của xã hội hiện đại.
Một trong những truyện ngắn ấn tượng nhất trong tập truyện có lẽ là “Con ngựa trong hiệu sách”. Tác giả vẽ ra bối cảnh khi người ta không còn quan tâm tới các ấn phẩm sách giấy, không còn những thư viện hoành tráng và rất ít các hiệu bán sách. Nhân vật chính là một người phụ nữ đang mang thai, bị ám ảnh bởi mùi sách cũ, đồng thời tác giả đưa ra hình ảnh “một con ngựa già, hom hem và sắp chết, bị nhốt trong một cái cũi sắt và chỉ chờ chết”. Một hình tượng điển hình cho những giấc mơ, những hình ảnh đẹp đẽ trong một thời, một giai đoạn đang sắp bị vắt kiệt và có nguy cơ mất đi mãi mãi. Những giá trị tươi đẹp xưa cũ, một phần của lịch sử bị chôn vùi bởi guồng quay khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại. Chúng ta còn nhớ lại những gì của quá khứ tươi đẹp?
Tập truyện ngắn có giọng kể đôi chỗ dưng dửng, nhưng đôi chỗ lại chan chứa một niềm thương cảm của những nhân vật dành cho nhau, hay dành cho chính bản thân họ. Không quá bi lụy, không kể quá nhiều về những nỗi đau, nhưng khi đọc ta vẫn có một cảm giác quặn thắt bởi những kết cục không thể đau lòng hơn, không thể làm gì như nhân vật trong truyện ngắn “Mùa hè đã mất”. Họ mất đi khi chưa kịp thực hiện những ước mơ dang dở của chính mình. Họ chỉ còn có thể hoài niệm về những năm tháng xưa cũ thông qua những ký ức về những người mình đã từng quan tâm và thương yêu. Những gì tiếp diễn sau cái chết của một người, có lẽ chỉ còn là những ký ức được nhắc lại bởi người sống.
Dù xuyên suốt tập truyện ngắn là cảm giác hoang mang, man mác một nỗi buồn nơi thị thành tấp nập, nhưng hơn cả những nhân vật trong truyện luôn luôn mang trong mình một khát khao đó là thoát khỏi thực tại, những nghịch cảnh này để được sống, được yêu, dựa trên lòng trắc ẩn, vị tha mà họ đã luôn dành cho nhau.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40