Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính phủ đảm bảo đủ nguồn để tăng lương
Chính phủ trình Quốc hội nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu Đề nghị tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu và chưa bãi bỏ hệ số lương |
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định cải cách chính sách tiền lương là một vấn đề lớn, hệ trọng, liên quan trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và liên quan trực tiếp đối với gần chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công.
Đồng thời, cũng tác động trực tiếp tới khoảng trên 5-10 triệu đối tượng thực hiện các chính sách xã hội hiện nay, gắn với mức lương cơ sở và cũng tác động trực tiếp khoảng gần 15 nghìn lao động trong doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân).
Do đó, khi triển khai Nghị quyết 27 theo tinh thần Kết luận 64 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 104 của Quốc hội, Chính phủ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, thận trọng, chắc chắn, bài bản, khoa học. Đặc biệt, đánh giá rất nhiều chiều tác động liên quan khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo đúng nội dung của Nghị quyết 27.
Theo bà Trà, khi đi sâu vào việc thực hiện Nghị quyết, có nhiều khó khăn, bất cập. Khó khăn, bất cập lớn nhất đó chính là việc thiết kế các bảng lương gồm 5 bảng lương: Về chức vụ chức danh lãnh đạo; cán bộ công chức viên chức; 3 bảng lương của lực lượng vũ trang cũng như cơ cấu lại các phụ cấp. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều các phụ cấp nhưng cơ cấu sắp xếp lại 9 nhóm phụ cấp nên vướng nhiều, trong báo cáo đầy đủ Chính phủ đã nêu.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ. |
Trong khung của quan hệ tiền lương cùng với nguyên tắc thiết kế cụ thể cho từng bảng lương theo Nghị quyết 27 có phát sinh bất cập lớn. Lớn nhất là tương quan của tất cả các đối tượng là không đảm bảo được sự công bằng, hợp lý, hài hòa.
“Đối tượng thì được tăng cao trên 30%, đối tượng thì tăng dưới 5-7-15% nhưng rất nhiều đối tượng tăng thấp hơn so với lương hiện hưởng. Đặc biệt, bảng lương đối với chức vụ và chức danh lãnh đạo. Đây là phát sinh lớn nhất”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay.
Thêm một phát sinh được Bộ trưởng chỉ ra là khi sắp xếp lại tất cả các phụ cấp thành 9 nhóm phụ cấp thì cơ cấu hiện nay, trong cơ cấu về tiền lương hiện hưởng thì 40% là phụ cấp và 60% là lương cơ bản. Như thế, tính cụ thể khoảng 67% của phần lương phụ cấp. Còn thiết kế mới là 30/70 (tương ứng với mức 43% của lương cơ bản). Như vậy, đã sụt giảm xuống 24% so với tổng thể của quỹ lương cơ bản phần phụ cấp hiện hưởng.
“Nên, những đối tượng chúng ta đang muốn quan tâm để làm sao đảm bảo được theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng như đối tượng giáo viên, y tế thì rất khó. Vì lương hiện hưởng của những đối tượng này hiện đang ở sàn phụ cấp rất cao, vừa được phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp và được phụ cấp nếu công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì phụ cấp ấy rất cao. Nhưng khi thực hiện theo cải cách tiền lương mới thì tất cả phụ cấp đấy phải sắp xếp lại”, Bộ trưởng nêu.
Ngoài ra, thêm một bất cập được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà chỉ ra là việc xây dựng vị trí việc làm, mặc dù đã triển khai từ năm 2012 nhưng cũng còn nhiều khó khăn, bất cập. Vừa qua, cả hệ thống chính trị đều rất nước rút để hoàn thiện và phê duyệt xong đề án vị trí việc làm, nhưng nhìn chung chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng.
Hơn nữa, Bộ Chính trị cũng chưa ban hành được danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, nên dẫn đến cái khó cho việc thiết kế và xây dựng vị trí việc làm, gắn với mô tả, khung năng lực của vị trí việc làm.
Khi thực hiện cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà lưu ý phải hết sức coi trọng đến việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế. Về việc này đã rất nỗ lực nhưng không được như mong đợi. Nên rất khó khăn để có thể triển khai 2 nội dung cơ bản của tinh thần Nghị quyết 27.
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ chiều 25/6. |
Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng, Chính phủ, thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã có nhiều cuộc họp, hội thảo… dành nhiều thời gian, công sức để tính toán rất nhiều phương án và cuối cùng như phương án trình với Quốc hội đó là thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình hợp lý, từng bước, thận trọng, chắc chắn, khả thi và hiệu quả.
“Rõ đến đâu chúng ta làm đến đấy, những gì khó khăn, vướng mắc bất cập tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, không cầu toàn, không nóng vội để đảm bảo được ổn định, đảm bảo không xáo trộn”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
Khi đã thực hiện mục tiêu về tăng lương thì phải đảm bảo được việc tăng lương cho tất cả các đối tượng có liên quan, cán bộ, công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công, cũng như trong khu vực doanh nghiệp, bao trùm cho các đối tượng hưởng các chính sách xã hội có liên quan.
Tới đây, sẽ thực hiện cải cách tiền lương đối với khối doanh nghiệp, thực hiện luôn đồng bộ, đầy đủ theo đúng tinh thần Nghị quyết 27. Ngay sau đây sẽ điều chỉnh tăng lương 6% cho doanh nghiệp từ 1/7/2024. Thêm nữa, sẽ phải hướng dẫn rất cụ thể để thực hiện cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với khu vực công, chúng ta thực hiện 4/6 nội dung cơ bản, một là nghiên cứu để hoàn thiện chế độ nâng lương, hai là thực hiện thưởng 10% lương cơ bản để thực hiện việc khen, thưởng một cách định kỳ, đột xuất cho cán bộ công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có thành tích trên lĩnh vực công việc của mình có kết quả tiêu biểu, nổi trội… Đây là vấn đề rất mới.
Về nguồn thực hiện, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tổng nguồn ban đầu chúng ta tính phương án chỉ thực hiện theo Nghị quyết 27 lúc bấy giờ tính tổng bình quân của cả 3 năm khoảng 786 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng khoảng 23% khi thực hiện cải cách tiền lương.
Nhưng khi thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở 30% và thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản và các chính sách có liên quan. Như vậy, tổng mức lên 913.300 tỷ đồng. Tăng thêm so với phương án đã báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 là 127.000 tỷ đồng.
“Kỳ họp này sẽ đề xuất để bổ sung luôn vào nguồn cho thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách có liên quan của năm 2024 và sang năm sẽ tiếp tục điều chỉnh bổ sung”, bà Trà nói và khẳng định Chính phủ đảm bảo đủ nguồn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49