Bộ Công Thương - Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống

(LĐTĐ) Để tạo điều kiện cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ truyền thống đối với các địa phương, ngày 29/7, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến, tập huấn Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ đối với các địa phương trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Chợ truyền thống đóng cửa, siêu thị nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa thêm 60.000 dân, mở cửa chợ truyền thống Sản xuất rau an toàn: Làm sao để người dân cùng thụ hưởng?

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ đối với các địa phương trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ) đã được Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và Bộ Y tế ban hành (theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế). Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để phổ biến, áp dụng.

Bộ Công Thương - Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống
Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Y tế hướng dẫn công tác phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên cả nước.

“Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ áp dụng đối với các địa phương (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ) tại Công văn số 5858 bao gồm các nội dung cụ thể, chi tiết với các yêu cầu bảo đảm công tác phòng, dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: Đơn vị quản lý chợ; hộ kinh doanh - người kinh doanh - người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; Ủy ban nhân dân các cấp được phân cấp quản lý chợ”, ông Hoàng Anh Tuấn nêu rõ.

Ông Trần Anh Dũng, Trưởng phòng Quản lý Sức khoẻ môi trường và hóa chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) nhấn mạnh, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16. Liên quan đến nội dung cấp thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp, 1 thẻ có thể đi nhiều chợ. Bên cạnh đó, cần có vai trò của chính quyền địa phương trong việc cấp hình thức đi chợ này nhằm tránh lạm quyền trong cấp thẻ cũng như bảo đảm sát với nhu cầu về hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng tại địa phương

Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thì áp dụng kinh phí nhà nước là phù hợp. Cùng đó quy định thời gian xét nghiệm là 3 hay 7 ngày là tùy các địa phương và không nên cứng nhắc. Về vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác, nhằm giảm tiếp xúc.

Một vấn đề được quan tâm tại hội nghị là hàng hóa tại các chợ khi có tình huống phong tỏa khi phát hiện ca F0 có được mang sang các khu vực chợ khác tiêu thụ hay không, đại diện Bộ Y tế khẳng định, hiện chưa có tài liệu ghi nhận việc lây nhiễm Covid-19 qua hàng hóa. Khi phát hiện ca F0 tại chợ thì hàng hóa không phải là đối tượng lây nhiễm bởi ca F0 đó, việc vận chuyển hàng hóa sang nơi khác hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến công tác phòng chống dịch. Việc vận chuyển hàng hóa sang khu vực chợ khác cần phải bảo đảm an toàn về phương tiện, cách thức, nhân lực vận chuyển.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng Tư vấn ứng dụng Công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) đã giới thiệu về Bản đồ chống dịch - An toàn Covid-19. Theo đó, mục tiêu của Bản đồ nhằm xây dựng bản đồ các địa điểm bảo đảm an toàn chống dịch bao gồm các trường học và bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở lao động, khách sạn...

Bản đồ được công bố công khai với các cập nhật thời gian thực từ mỗi đơn vị; cung cấp công cụ bảng kiểm và giao việc tại địa điểm theo các mẫu bảng kiểm được Bộ Y tế quy định và các bảng kiểm mở rộng theo đặc thù của cơ sở, tạo thói quen và hành động cụ thể hàng ngày về bảo đảm chống dịch; cung cấp công cụ giám sát tình hình bảo đảm an toàn chống dịch tới Ban chỉ đạo để kiểm soát và chỉ đạo việc thực hiện bảo đảm an toàn chống dịch trên phạm vi toàn quốc tại từng cơ sở; có khả năng mở rộng cung cấp hệ thống trao đổi 2 chiều từ Ban chỉ đạo đến từng cơ sở.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động