Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa thêm 60.000 dân, mở cửa chợ truyền thống
Thành phố Thủ Đức phong tỏa thêm 60.000 dân
Ngày 18/7, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) vừa có văn bản yêu cầu phong tỏa thêm phường Long Trường và phường Tăng Nhơn Phú B với gần 60.000 dân từ 0h ngày 19/7.
Cụ thể, phường Long Trường với diện tích 1,26ha gồm 20.299 nhân khẩu, phường Tăng Nhơn Phú B (không bao gồm Khu công nghệ cao) với diện tích 228 ha, gồm 38.962 nhân khẩu sẽ bị phong tỏa toàn bộ, thực hiện xét nghiệm tầm soát Covid-19 nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức giao cho phường Long Trường và Tăng Nhơn Phú B có trách nhiệm chỉ đạo và phân công lực lượng điều phối, giám sát các khu vực phong tỏa theo đúng quy định.
Thành phố Thủ Đức có diện tích 211 km2, gồm 34 phường với 1 triệu dân. Với việc phong tỏa thêm 2 phường, tính từ đầu tháng 7/2021 đến nay, thành phố Thủ Đức đã phong tỏa 11 phường trên địa bàn nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Ngoài ra, cùng trong ngày 18/7, Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ban hành công văn tạm dừng hoạt động đối với 16 doanh nghiệp trong khu vực này để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Thành phố Hồ Chí Minh phong tỏa thêm 2 phường với gần 60.000 dân ở thành phố Thủ Đức. |
Quyết định trên được đưa ra sau khi 5 tổ kiểm tra công tác phòng, chống dịch của Ban quản lý Khu công nghệ cao đi thẩm định công tác phòng chống dịch tại các doanh nghiệp. Theo đó, 16 doanh nghiệp trên không đảm bảo công tác phòng chống dịch theo phương châm "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 địa điểm" buộc phải dừng hoạt động.
Mở cửa chợ truyền thống
Tính đến ngày 18/7, thành phố Hồ Chí Minh có 191/237 chợ tạm ngưng hoạt động, trong đó có 3 chợ đầu mối và 188 chợ truyền thống. Các chợ đã khôi phục hoạt động sau khi tạm ngưng để thực hiện công tác phòng chống dịch là chợ Bình Thới, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Phú Thọ.
Nhằm “chia lửa” cho hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang quá tải hiện nay, thành phố sẽ cho khôi phục hoạt động các chợ truyền thống ở những khu vực tương đối an toàn.
Mỗi chợ sẽ không mở cửa lại toàn bộ mà chỉ lựa chọn một số tiểu thương có đủ năng lực tổ chức hoạt động với mô hình điểm bán các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả, thịt cá, để gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa trên địa bàn. Đơn cử như chợ Phú Thọ với 6 tiểu thương kinh doanh, chủ yếu là mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống. Các địa phương dự kiến mở các điểm bán các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả tại chợ trong tuần sau, sau khi có kết quả xét nghiệm của tiểu thương và phương án tổ chức hoạt động chợ được duyệt.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cho mở cửa lại một số chợ đầu mối và chợ truyền thống. |
Theo Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, trên địa bàn có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi được phân bổ rộng khắp các quận huyện, thành phố Thủ Đức. Danh sách và địa chỉ cụ thể của các điểm bán đã được công khai trên Cổng thông tin điện tử của thành phố.
Bên cạnh đó, để gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa cho người dân, giúp người dân được tiếp cận nhiều hơn các điểm bán phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, Sở Công Thương đã tổ chức huy động nhiều nguồn lực, kết nối các hệ thống phân phối, các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, logistics có đủ năng lực và điều kiện cùng tham gia vào chuỗi cung ứng. Thông qua việc tổ chức các điểm bán hàng bình ổn lưu động, nhằm giúp người dân nghèo, khó khăn, người dân tại các khu cách ly, vùng phong tỏa được tiếp cận nguồn hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu với giá bình ổn.
Tính đến ngày 17/7, trên toàn thành phố đã tổ chức được 388 điểm bán. Trong đó, Sở Công Thương tổ chức 130 điểm bán, Viettel Post và VN Post tổ chức 258 điểm bán.
Tân Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03