Biểu tượng làng quê đáng tự hào hình thành từ công tác dân vận khéo
Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất Kinh kỳ Phú Đô: Làng bún nức tiếng kinh kỳ Cổng làng, biểu tượng văn hóa làng quê |
Gìn giữ biểu tượng làng quê
Theo quan niệm truyền thống, cổng làng được xem là bộ mặt, là biểu tượng cho nếp sống, cốt cách của người dân sống trong làng. Trong tâm thức của người xưa, cổng làng luôn có một “chỗ đứng” quan trọng. Nhà cửa trong làng có thể tuềnh toàng, cuộc sống có thể còn lam lũ, khó khăn, nhưng cổng làng thì phải được dựng ngay ngắn, đàng hoàng.
Từ bao đời nay cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân trong làng, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê, nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng.
Cổng làng tiễn chân chúng ta đi khắp mọi miền, rồi lại rộng mở thân thương đón ta trở về với cha mẹ, với quê hương. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Cổng làng Yên Mỹ |
Với những quan niệm truyền thống đó, mỗi người dân trong xã Yên Mỹ đều mong ước Yên Mỹ có cổng làng. Mong ước đó của người dân đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đáp ứng bằng việc năm 2023, xã đã thành lập Ban Vận động ủng hộ xây dựng quỹ khôi phục văn chỉ, cổng làng, núi Chùa.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng thôn 2 xã Yên Mỹ cho biết, sau khi Ban Vận động xã triển khai tổ chức kế hoạch vận động quỹ, niêm yết công khai thiết kế, quy mô của 2 cổng làng. Tiểu ban vận động các thôn là những người trực tiếp thông báo đến nhân dân về chủ trương trên và trực tại nhà văn hóa thôn để tiếp nhận quỹ, tiếp nhận các ý kiến đóng góp góp ý của nhân dân.
“Trong quá trình tuyên truyền và tiếp nhận tôi nhận thấy rằng nhân dân vô cùng hào hứng, phấn khởi và nhận thức rằng việc xã hội hóa đóng góp xây dựng cổng làng là dịp để chúng ta thể hiện tình cảm, trách nhiệm với quê hương, là dịp tri ân mảnh đất cha ông, nơi chôn nhau cắt rốn của những người con Yên Mỹ”, Trưởng thôn 2 chia sẻ.
Lễ thông xe và tham quan cổng làng Yên Mỹ |
Do vậy, nhân dân đã rất tích cực tham gia đóng góp ủng hộ xây dựng quỹ, đã tự giác đến nhà văn hoá thôn ủng hộ với tỷ lệ gần 100% số hộ gia đình trong thôn. Nhờ công tác dân vận khéo và tất cả tình cảm, trách nhiệm, trí tuệ và nhiệt huyết, với tinh thần đoàn kết quyết tâm cao chung tay xây dựng cổng làng và phục dựng các công trình văn hoá tâm linh trên địa bàn xã của đảng ủy, chính quyền và nhân dân, Yên Mỹ hôm nay đã ứng với câu nói “có cổng làng, làng thêm đẹp”.
Phấn khởi trước công trình của Làng, ông Đàm Mạnh Luy - Trưởng thôn 3 xã Yên Mỹ cho biết: Sau khi có chủ trương của xã về việc vận động nhân dân ủng hộ đóng góp xây quỹ cổng làng, cán bộ thôn đã cùng xã vận động tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức như qua loa đài, nhóm cộng đồng một số thôn và tuyên truyền trực tiếp tại nhà văn hóa thôn. Người dân rất đồng tình ủng hộ và đóng góp sức người, sức của để cùng hoàn thành công trình ý nghĩa này.
Kết quả nhờ dân vận khéo
Xã Yên Mỹ là đơn vị hành chính được hình thành từ một làng cổ ven sông Hồng - Làng Yên Mỹ. Các di tích văn hóa tâm linh của xã có Đình, Chùa, Lăng Mẫu. Đã từ lâu, nhân dân Yên Mỹ có nguyện vọng khôi phục di tích Văn chỉ và xây dựng cổng làng nhằm hoàn thiện các thiết chế văn hóa mang nét đặc trưng của một làng quê.
Trong buổi sáng mùa thu, đất trời giao hòa, lòng người phấn khởi, vạn vật như hòa cùng một nhịp, trước sự chứng kiến của các vị đại biểu; đại diện huyện, xã, thôn và nhân dân Yên Mỹ chính thức được khánh thành và thông xe đưa vào sử dụng, quản lý cổng làng.
Cắt băng khánh thành Cổng làng |
Ông Trần Phú Nam - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Yên Mỹ cho biết, thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng ủy ban hành chủ trương khôi phục Văn chỉ và xây dựng cổng làng từ việc huy động nguồn đóng góp xã hội hóa từ nhân dân.
Ngay sau khi Đảng ủy ban hành chủ trương, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã đã xây dựng kế hoạch vận động quỹ, kế hoạch triển khai xây dựng Văn Chỉ, Cổng làng; thành lập Ban Vận động và quản lý Quỹ khôi phục Văn Chỉ, xây dựng Cổng làng; thành lập tổ thiết kế.
Ban vận động quỹ đã triển khai công tác tuyên truyền sâu rộng đến toàn dân thông qua các hội nghị, qua đài truyền thanh, pano áp phích; triển khai đến các tiểu ban vận động ở các thôn tổ chức trực để tiếp nhận quỹ tại Nhà văn hóa Thôn. Ngay sau khi triển khai vận động quỹ đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp trên địa bàn, của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã từ các cụ cao tuổi đến thế hệ tuổi trẻ.
Ngoài ra quỹ còn nhận được sự ủng hộ của những người con quê hương Yên Mỹ sinh sống trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài, sự ủng hộ của những người bạn yêu mến quê hương Yên Mỹ. Qua các đợt vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài địa phương, đến nay số tiền ủng hộ được gần 3 tỷ đồng, với số người tham gia ủng hộ trên 1.300 người, trong đó có những tập thể, cá nhân ủng hộ hàng trăm triệu đồng.
Bà con nhân dân và các cụ bô lão vui mừng đón sự kiện Cổng làng được khánh thành |
Ngày 20/3/2024 công trình xây dựng 2 cổng làng đã được động thổ, khởi công xây dựng. Trong suốt quá trình xây dựng Ủy ban nhân dân xã, Ban quản lý và các thôn đã cử người giám sát, theo dõi đảm bảo về kỹ mỹ thuật, chất lượng, thời gian, tiến độ để công trình đảm bảo đẹp về cảnh quan, uy nghi về kiến trúc và hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
“Trong quá trình triển khai xây dựng, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của nhân dân. Nhiều ý kiến góp ý trong quá trình thi công để công trình được hoàn thiện hơn. Nhân dân cũng chia sẻ khó khăn do phải chắn đường ảnh hưởng đến đi lại của nhân dân”, ông Trần Phú Nam chia sẻ.
Bí thư Đảng ủy xã Yên Mỹ, ông Trần Quang Khánh cũng khẳng định: Cổng làng được khánh thành và đi vào hoạt động vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thanh Trì và Giải phóng Thủ đô sẽ góp phần hỗ trợ tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng của địa phương đối với các tầng lớp nhân dân trong xã.
Việc khánh thành cổng làng để đưa vào phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu và hưởng thụ văn hóa của nhân dân là hết sức ý nghĩa. Qua đó, giúp bạn bè, quý khách thập phương thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất và con người nơi đây.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà Tết cho 150 đoàn viên ngành Xây dựng Hà Nội
Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ
Hà Nội: Đưa vào vận hành 4 tuyến xe buýt điện
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu Thủ đô
Người lao động vui mừng nhận quà Tết từ Công đoàn
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM chưa đạt kế hoạch đề ra
Tin khác
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 16/01/2025 19:40
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Văn hóa 14/01/2025 14:52
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
Văn hóa 14/01/2025 06:24
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 13/01/2025 06:51
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
Văn hóa 12/01/2025 08:40
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Văn hóa 11/01/2025 19:02
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Văn hóa 10/01/2025 20:29
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Văn hóa 09/01/2025 15:17
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội
Văn hóa 09/01/2025 13:44
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây
Xã hội 06/01/2025 17:04