Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất Kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm ven bờ Hồ Tây thơ mộng, ít ai biết rằng Thụy Khuê – một con phố vừa hiện đại, vừa sầm uất lại chứa đựng biết bao báu vật của kinh thành Thăng Long xưa. Trong đó, với kiến trúc độc đáo, cổ kính, những chiếc cổng làng ở làng Hồ Khẩu từng được ví là một trong những chiếc cổng làng đẹp nhất xứ Kinh kỳ xưa.
chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804 Chàng trai Kinh kỳ “giữ lửa” cho nghệ thuật lân, sư, rồng
chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804 Người phụ nữ gói miền ký ức ở mảnh đất Kinh kỳ
chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804 Tinh túy đất kinh kỳ

Tích xưa một thủa…

Đặt chân đến làng Hồ Khẩu, phố Thụy Khuê (phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) không khó để chúng ta bắt gặp những chiếc cổng làng cổ kính, nhưng chứa đựng biết bao tích xưa. Đặc biệt hơn, khi gặp những người con ở làng Hồ Khẩu, được trò truyện cùng họ và được lắng nghe những câu truyện xưa xung quanh những chiếc cổng làng, chúng ta mới biết được người dân ở đây họ tự hào về “báu vật” ngàn năm của mình như thế nào.

chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804
Cổng làng Hồ Khẩu từng được mệnh danh là cổng làng đẹp nhất kinh kỳ.

Anh Lê Đình Dũng, một người dân sinh ra và lớn lên ở phường Bưởi kể, ngay từ những ngày anh biết nhận thức về cuộc sống thì làng Hồ Khẩu đã có nhiều cổng làng như hiện nay. Ngày nhỏ, mỗi lần rảnh rỗi anh lại được nghe các cụ, các ông kể cho nghe những câu chuyện cổ, những sự tích liên quan đến làng mình. Theo lời kể, xưa kia để đi vào làng người Hồ Khẩu phân biết rất rõ từng cổng, từng đối tượng. Cổng nào dành cho người dân thường đi, cổng nào dành cho quan chức… tuyệt nhiên, không ai được xâm phạm.

“Làng Hồ Khẩu có nhiều cổng, nhưng dân làng chủ yếu đi qua 3 cổng chính là cổng 370, 372 và 376. Trong đó, theo các cụ kể lại, trước đây cổng số 372 chỉ dành cho quan triều đình đi lại. Vì thế, ngày nay mỗi khi làng tổ chức hội, thì kiệu sẽ được rước qua cổng này. Cổng số 376 nằm ngay bên cạnh, là cổng dành cho mọi người dân, đây cũng là cổng được người dân lựa chọn đi lại nhiều nhất. Ngoài ra còn có cổng chùa ở ngõ 370”, anh Dũng kể.

Điều đặc biệt tiếp theo tạo nên sự khác biệt đó chính là những câu đối ở hai bên cổng làng, mỗi chiếc cổng đều có ghi lại câu đối, mô tả vẻ đẹp hoặc tính cách của người làng. Như cổng 376 ghi: “Cổ vãng kim lai hành chính đạo/ Nam du Bắc ngoạn ngưỡng Tây Hồ.” Nghĩa là từ xưa đến nay đây là con đường chính để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Hồ Tây.

Câu đối ở cổng chính (ngõ 372) ghi, lịch sử của Làng Hồ gắn liền với thời Hùng Vương. Chuyện kể lại rằng, ngày xưa 2 đức Thánh làng Hồ Khẩu giúp vua Hùng đánh thắng quân thù, mở hội khải hoàn ca ở cổng làng và ghi 2 câu đối ở cổng giữa.

Câu đối đại ý rằng: Nơi đây cởi bỏ áo giáp, còn nghe rõ tiếng sóng kình vọng tới,còn nghe cả tiếng ngựa hí/ Đến nay trẻ già còn truyền lại sự việc đó. Tích ấy còn lưu lại ở gò Long Tản và miếu Quy Đôi, gió mưa đã được che chở từ xưa…

Chia sẻ về những câu chuyện xung quanh những chiếc cổng ở làng Hồ Khẩu, chị Phạm Thanh Hương, người dân sinh sống ở ngõ 378 cho biết, tất cả những tập tục truyền thống của cha ông để lại, giờ đây người làng Hồ Khẩu vẫn giữ nguyên, đặc biệt là những điều kiêng kỵ. Ví dụ như cổng dành cho quan chỉ để dành cho quan và rước kiệu.

Vì thế, khi trong làng có đám cưới, đám hỏi, đám xin… thì đại kỵ việc đi qua cánh cổng này. Chị Hương khẳng định, chưa từng có bất kỳ một đám nào được đi qua chiếc cổng ngõ 372. Dân làng không ai biết tại sao, nhưng người nọ truyền người kia, ông bà bảo lại con cháu nên nhà nào có đám cũng chỉ đi cổng làng ở ngõ 376.

Xã hội phát triển, sau này người dân sử dụng xe may nhiều về làng nhiều, vì thế khi đi qua chiếc cổng làng khó khăn do vướng bậc tam cấp, dân làng Hồ Khẩu đã mở thêm một con ngõ nhỏ ở số 378 để xe máy vào làng.

Hỏi người dân làng này, khi có những chiếc cổng bậc tam cấp gây bất tiện thế, liệu dân có phiền lòng? Đa phần họ đều khẳng định, họ tự hào được sống trong làng này, tự hào có những chiếc cổng làng đã có gần cả nghìn năm tuổi. Chỉ tiếc chiếc cổng không còn nguyên vẹn như vài trăm năm trước đây khi phải gánh lên nó trách nhiệm xã hội.

Hiện nay, con phố Thụy Khuê ngày một sầm uất lên, nghề làm giấy dó truyền thống của làng vì thế cũng bị mất đi, nhà nhà đều chuyển dần sang kinh doanh và buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Họ dần chiếm lĩnh chiếc cổng làng làm nơi buôn bán.

Ngay cả chiếc cổng ở ngõ 372 người làng cũng biến thành chợ cóc. Có lẽ ít người tin, bên ngoài là những xô bồ, là Hồ Tây đắt giá và hiện đại thì chỉ cần bước qua cánh cổng làng này, phiên chợ của một làng quê được tái hiện thanh bình và yên ả đến mức không ai dám nghĩ mình đang ở giữa khu đất vàng của Thủ đô.

Cổng làng “đẹp nhất Kinh kỳ”

Chia sẻ về những chiếc cổng ở làng Hồ Khẩu, ông Vũ Văn Luân, nguyên là Trưởng ban Di tích của làng cho biết, xưa kia những chiếc cổng làng Hồ Khẩu được ví như đẹp nhất kinh kỳ bởi rất nhiều lý do. Đầu tiên phải kể đến là những chiếc cổng này nằm ở những vị thế rất đẹp, trước mặt là dòng sông uốn lượn, sau lưng là một góc của Phượng Thành (một tên gọi cũ của Thăng Long).

Điều đặc biệt tiếp theo tạo nên sự khác biệt đó chính là những câu đối ở hai bên cổng làng, mỗi chiếc cổng đều có ghi lại câu đối, mô tả vẻ đẹp hoặc tính cách của người làng. Như cổng 376 ghi: “Cổ vãng kim lai hành chính đạo/ Nam du Bắc ngoạn ngưỡng Tây Hồ.” Nghĩa là từ xưa đến nay đây là con đường chính để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Hồ Tây.

Câu đối ở cổng chính (ngõ 372) ghi, lịch sử của Làng Hồ gắn liền với thời Hùng Vương. Chuyện kể lại rằng, ngày xưa 2 đức Thánh làng Hồ Khẩu giúp vua Hùng đánh thắng quân thù, mở hội khải hoàn ca ở cổng làng và ghi 2 câu đối ở cổng giữa. Câu đối đại ý rằng: Nơi đây cởi bỏ áo giáp, còn nghe rõ tiếng sóng kình vọng tới,còn nghe cả tiếng ngựa hí/ Đến nay trẻ già còn truyền lại sự việc đó. Tích ấy còn lưu lại ở gò Long Tản và miếu Quy Đôi, gió mưa đã được che chở từ xưa…

Không chỉ có vậy, một trong những lý do nữa kiến cổng làng Hồ Khẩu được coi là đặc biệt và đẹp nhất kinh kỳ bởi, giữa các cổng làng được nối với nhau bằng những chiếc cầu, người làng gọi là gian cầu. Theo đó, trước đây cứ cách một cổng làng là những chiếc cầu nhỏ cong cong. Người làng đi lại trên cầu tấp nập càng làm tôn lên vẻ kiêu kỳ của chiếc cầu, của cổng làng và không gian Hồ Khẩu… Ngày nay, theo thời gian và sự đô thị hóa, những chiếc cầu này đã không còn tồn tại. Đây cũng là một trong những điều tiếc nuối nhất của người dân làng Hồ Khẩu, bởi lẽ, chính sự mai một ấy đã làm mất đi vẻ đẹp của những chiếc cổng làng từng được mệnh danh đẹp nhất kinh kỳ xưa.

Theo nhiều người dân ở làng Hồ Khẩu chia sẻ, trước đây mọi người vẫn thương gọi là làng phát quan, bởi trước ở làng có rất nhiều người đỗ đạt ông nghè, cử nhân, được người làng trọng vọng đón rước. Nhưng kể từ khi một người con rể của làng đỗ đạt, những người già trong làng cho rằng làng nhiều quan nên không cần sửa sang đường xá để đón với nghi thức võng anh đi trước, võng làng theo sau. Điều này khiến người con rể tức giận đã xoay đình quay lưng lại cổng làng. Làng Hồ Khẩu mất quan từ đấy…

Hồ Khẩu mất quan, nhưng người dân làng vẫn chung tay giữ gìn những chiếc cổng làng, để mỗi khi hội hè, đình đám, người già lại tụ hội, kể lại những câu chuyện liên quan đến chiếc cổng làng khi xưa, nhắc lại cổng dành cho quan đi và rước kiệu phải đặc biệt lưu tâm.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức khảo sát và tọa đàm xây dựng tuyến du lịch “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” tại huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Theo một số doanh nghiệp lữ hành, thời điểm hiện tại nhiều tour du lịch nước ngoài trong dịp Tết 2025 đã hết chỗ do có mức giá rẻ hút khách.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

(LĐTĐ) Theo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu năm 2025 thu hút được trên 30 triệu lượt khách, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024.
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024 khách du lịch đến Hà Nội ước đạt gần 5,8 triệu lượt người, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng và thời gian qua, địa phương này đã từng bước triển khai hiệu quả.
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động "Đêm Trúc Bạch 2024" từ ngày 29/11- - 1/12/2024 tại không gian tuyến phố đi bộ Trúc Bạch với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá du lịch đêm và khai thác tiềm năng du lịch của địa phương.
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2024 cả về chỉ tiêu doanh thu và lượt khách đến du lịch.
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

(LĐTĐ) Hà Nội sắp chứng kiến một sự kiện văn hóa độc đáo khi Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chương trình "Đêm Trúc Bạch" từ ngày 29/11 đến 01/12/2024. Sự kiện là hành trình đưa du khách trở về với ký ức của một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử - thời bao cấp, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động