Biểu dương 100 gia đình tiêu biểu có con gái chăm ngoan, học giỏi
Những gia đình vượt qua định kiến “con gái một bề” Thúc đẩy bình đẳng giới tạo động lực phát triển bền vững chất lượng dân số |
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, tỷ số giới tính khi sinh của của Thành phố Hà Nội giảm dần từ 117,6 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2008 xuống còn 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2019. Chỉ tiêu năm 2020 là 113 trẻ trai/100 trẻ gái, theo số liệu 9 tháng đầu năm, tỷ số giới tính khi sinh của Thành phố ở mức 111,5 trẻ trai/100 trẻ gái.
Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh của toàn Thành phố đang có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động. Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời như hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị. Dẫn đến hiện tượng thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai.
Các gia đình tiêu biểu giao lưu tại hội nghị biểu dương các gia đình trên địa bàn huyện Ứng Hòa sinh con một bề gái tiêu biểu. |
"Năm nay, chủ đề của Ngày Quốc tế trẻ em gái là "Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh". Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái và Ngày Quốc tế Người cao tuổi Việt Nam năm 2020, Hà Nội đã phát động tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, nhân bản, cấp phát tờ rơi sách mỏng tuyên truyền về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh…”, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết.
Riêng tại huyện Ứng Hòa, những năm trước tỷ số mất cân băng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao dao động 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên từ năm 2019, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đã giảm xuống còn 112 trẻ trai/100 trẻ gái.
Các em gái chăm ngoan, học giỏi được biểu dương. |
Để giảm chỉ tiêu mất cân bằng giới tính khi sinh, huyện Ứng Hòa đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Trong đó, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vấn đề bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nhân dịp này, lãnh đạo huyện Ứng Hòa cũng kêu gọi các cấp, ngành, cơ quan, tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng “Ngày Quốc tế trẻ em gái” với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” bằng những hành động cụ thể.
Tại hội nghị, Ban tổ chức đã biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số trên địa bàn huyện Ứng Hòa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38