Bí quyết làm bài thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 để đạt điểm cao
Hà Nội công bố số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10 của từng trường Học sinh, phụ huynh không nên quá lo lắng Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất các điểm thi vào lớp 10 |
5 lỗi sai thường gặp
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang đã chỉ ra 5 lỗi sai học sinh thường mắc phải khi làm bài thi môn Ngữ văn. Cụ thể: Thứ nhất, không xác định đúng dạng đề nghị luận xã hội/nghị luận văn học.
Thứ hai, lỗi trình bày, diễn đạt. Học sinh trình bày chưa đúng bố cục bài văn/đoạn văn; sắp xếp ý lộn xộn, triển khai luận điểm thiếu mạch lạc, chặt chẽ; diễn đạt lặp ý, lan man, dài dòng không đúng trọng tâm, diễn đạt văn nói.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 tại Hà Nội. |
Thứ ba, lỗi kiến thức. Chẳng hạn, học sinh sai kiến thức cơ bản về tác phẩm; nhầm lẫn kiến thức (tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt…); chưa phân biệt đúng các khái niệm (ẩn dụ và hoán dụ, các kiểu câu…).
Thứ tư, lỗi dùng từ. Học sinh dùng từ không phù hợp về sắc thái ý nghĩa; sai chính tả, thiếu dấu, thiếu nét (câu chuyện); viết sai do đọc chệch âm/vần (lãng mạn - lãng mạng/ trách nhiệm - trách nghiệm…); dùng từ chưa trau chuốt, lặp từ, bí từ.
Thứ năm, lỗi sử dụng dẫn chứng. Theo đó, bài làm thiếu dẫn chứng cụ thể, đưa chung chung; dẫn chứng không tiêu biểu, thuyết phục cho luận điểm; dẫn chứng chủ quan, cảm tính.
Chắt chiu từng 0,25 điểm
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội gồm 2 phần. Phần I gồm đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa và tạo lập đoạn văn nghị luận văn học (nghị luận về thơ, truyện), chiếm khoảng 60 - 70% số điểm.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang. |
Đây là phần yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức đã học và kỹ năng tạo lập đoạn văn nghị luận về thơ, truyện mà các em đã được rèn luyện hàng ngày. Bên cạnh đó là kỹ năng đọc hiểu và trả lời các câu hỏi đọc hiểu: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, ngôi kể, nhân vật, mạch cảm xúc bài thơ, biện pháp tu từ, chi tiết nghệ thuật….Vì thế, khi ôn tập trọng tâm, học sinh lưu ý ôn theo đặc trưng thể loại của từng kiểu bài.
Phần II chiếm từ 30 đến 40% số điểm, gồm đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa và tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội.
Đây là phần yêu cầu học sinh có kỹ năng đọc hiểu tốt vì với văn bản học sinh chưa tiếp cận bao giờ, ngoài các câu hỏi đọc hiểu về phương thức biểu đạt của văn bản, chủ đề, các phép liên kết câu, lý giải các chi tiết… là yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống) dưới dạng đề trực tiếp hoặc đề gián tiếp (ý kiến, câu nói, nhận định….).
Học sinh cần trang bị cho mình kỹ năng đọc hiểu hiệu quả, đọc kỹ yêu cầu đề bài, gạch chân từ khóa quan trọng nêu rõ yêu cầu đề tránh bỏ sót ý, tìm ý ra nháp trước khi làm bài, trang bị kiến thức xã hội để hiểu rõ hơn về vấn đề.
Đặc biệt, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang lưu ý học sinh hãy chắt chiu từng 0,25 điểm khi trả lời những câu hỏi đọc hiểu nhỏ, trả lời rõ ràng bằng câu văn đủ chủ ngữ, vị ngữ, bám sát yêu cầu câu hỏi để trả lời; đồng thời tìm ý/luận điểm trước khi viết đoạn văn; hoàn thành được hết các câu hỏi đọc hiểu và tạo lập đoạn văn hiệu quả; nâng cao kỹ năng đọc hiểu và kiến thức xã hội.
"Trong giai đoạn nước rút, học sinh nên tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy, học theo đặc trưng thể loại. Cùng với đó rèn kỹ năng làm đề thi mỗi ngày; hệ thống hóa lại kiến thức; giữ gìn sức khỏe và tâm lý thi vững vàng, tin vào bản thân", cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang nhắn nhủ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36