Bi kịch người nghèo đổ sữa

Người chăn nuôi bò sữa đang chịu thiệt đơn, thiệt kép và luôn đối mặt với rủi ro, còn nhiều hãng sữa thì vô tư hưởng lợi nhưng chưa thấy nhà nước ra tay điều tiết

Sữa là thức uống rất cần trong chiến lược bảo đảm dinh dưỡng, nâng cao thể trạng của người Việt Nam. Đối với hàng triệu gia đình nghèo, sữa vẫn là mặt hàng xa xỉ mà nhà nước cần bình ổn giá. Vậy mà thời gian qua, nông dân ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội và 2 xã Tu Tra, Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã đổ bỏ hàng ngàn lít sữa vắt từ những con bò mà họ ngày đêm chăm sóc.

Làm ăn như chơi dao!

Nguyên nhân của tình trạng phi lý trên là do trước đây, khi giá sữa bột nhập khẩu tăng cao (trong cả năm 2013, giá sữa bột nguyên dao động ở mức trên dưới 5.000 USD/tấn), trong khi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 1/4 nhu cầu về sữa thì để chủ động nguồn nguyên liệu, một số doanh nghiệp (DN) đã tích cực phát triển đàn bò bằng cách hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi, tăng giá thu mua sữa tươi lên đáng kể (hiện khoảng 14.000 đồng/kg) và thu mua hết sữa cho nông dân.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của DN cùng giá thu mua sữa tươi nguyên liệu ở mức chấp nhận được, nông dân thấy nuôi bò sữa cho thu nhập ổn định nên đã tích cực đầu tư tăng đàn, nâng chất đàn bò sữa. Nhờ vậy, đến nay, đàn bò ở nhiều nơi đã tăng khá mạnh, cùng đó sản lượng và chất lượng sữa cũng tăng cao. Điều này có thể sẽ tiếp tục êm đẹp nếu như không có chuyện giá sữa bột trên thế giới giảm mạnh trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn. Hiện tại, khi giá sữa bột trên thế giới đã giảm tới hơn 50% so với đầu năm 2014, một số DN trong nước đã viện đủ lý do để hạn chế thu mua sữa từ nông dân, như công suất nhà máy chế biến có hạn, nhu cầu tiêu thụ giảm về mùa đông, nông dân không ký hợp đồng, nông dân lấy cả sữa bên ngoài vào bán… DN bắt đầu bằng việc siết chặt hạn mức thu mua sữa và tùy tiện đặt ra quy định hạn mức sữa bình quân của 1 con bò là 16 lít (!?).

Cần phải nói rằng sữa là một trong số ít ngành có mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất và bên chế biến. Nông dân không thể và không dám sản xuất sữa nếu không liên kết với DN để tiêu thụ sản phẩm vì lượng tiêu thụ ngoài hợp đồng là rất nhỏ và không ổn định trong khi nguyên liệu này không thể để dành. Để bán được sữa, nông dân phải ký hợp đồng dài hạn với DN, trong đó cam kết tuân thủ hàng loạt quy định của nhà chế biến không chỉ về chất lượng mà cả số lượng bò, lượng nguyên liệu giao hằng tuần hay hằng tháng.

Để có thể gây dựng được đàn bò sữa khoảng 20 con, nông dân cần đến cả chục năm cần mẫn chăm sóc và chắt chiu vốn liếng. Mỗi con bò sữa giống có giá tới 70-80 triệu đồng nên họ không thể một lúc bỏ ra vài trăm triệu đến cả tỉ đồng để đầu tư. Họ chỉ có thể bắt đầu từ 1-2 con rồi tuyển chọn và nhân rộng đàn. Việc phát triển và nhân rộng đàn bò sữa khá khó khăn nhưng xóa sổ thì lại rất dễ. Tình trạng đổ bỏ sữa thừa nếu không được giải quyết ngay sẽ dẫn đến nguy cơ nông dân lâm vào bi kịch, đó là bỏ bê đàn bò, thậm chí phải bán toàn bộ.

Cơ quan quản lý ở đâu?

Nông dân và DN đang trông chờ nhà nước kịp thời giải quyết tình trạng bất cập nêu trên một cách thấu tình đạt lý. Hiện ở Việt Nam không phải tất cả hãng sữa đều tham gia phát triển vùng nguyên liệu mà chỉ có một số DN tự đầu tư phát triển hoặc ký hợp đồng với nông dân phát triển đàn bò sữa. Khi giá sữa bột nhập khẩu giảm mạnh trong khi giá sữa thành phẩm trong nước lại không giảm thì đương nhiên những DN chỉ kinh doanh sữa bột và sữa hoàn nguyên sẽ có lợi hơn DN tham gia phát triển vùng nguyên liệu trong nước.

Như vậy, vấn đề ở đây là sự công bằng trong kinh doanh. Giải quyết được điều này sẽ khiến các DN tham gia phát triển vùng nguyên liệu yên tâm và tiếp tục đồng hành với nông dân. Biện pháp đơn giản nhất có thể làm ngay lúc này là nâng thuế nhập khẩu sữa bột nguyên liệu và áp dụng hạn ngạch (quota) nhập khẩu đối với những DN tham gia phát triển vùng nguyên liệu sữa trong nước. Cụ thể, những DN nào phát triển vùng nguyên liệu sữa trong nước thì được cấp hạn ngạch nhập khẩu sữa bột với thuế suất thấp, DN không phát triển vùng nguyên liệu sữa phải chịu thuế nhập khẩu cao. DN nào có nhiều hợp đồng với nông dân thì được cấp hạn mức nhập sữa cao và ngược lại.

Đề xuất nâng thuế nhập khẩu sữa bột nguyên liệu sẽ có ý kiến phản đối với lý do sữa là mặt hàng thiết yếu và thuộc diện bình ổn giá nhưng thực tế cho thấy khi giá sữa nguyên liệu tăng, DN lập tức tăng giá sữa thành phẩm. Trong khi đó, khi giá sữa nguyên liệu đã giảm một nửa (như hiện nay) thì giá sữa thành phẩm vẫn không nhúc nhích! Người tiêu dùng vẫn phải trả giá cao bất kể sữa nguyên liệu có giảm giá đến cỡ nào, vậy thì cớ gì nhà nước không có chính sách bảo vệ người sản xuất trong nước, cũng là để chủ động nguồn cung vì thực tế trong nhiều năm qua cho thấy giá sữa biến động rất thất thường.

Câu hỏi đặt ra là vai trò điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu? Có phải sự hạn chế trong năng lực quản lý của các cơ quan hữu trách chính là nguyên nhân gây nên những chuyện đáng buồn nói trên.

Tự vệ bằng cách tăng thuế kịch trần

Theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cam kết thuế nhập khẩu cuối cùng đối với các sản phẩm sữa khi tham gia WTO là từ 10%-25%, tùy loại. Thực tế, theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15-11-2013, các mức thuế áp dụng đối với sữa và sản phẩm từ sữa thấp hơn cam kết WTO rất nhiều nên về nguyên tắc, nếu muốn bảo hộ trong nước thì vẫn có thể tăng thuế lên kịch trần. Đây là biện pháp tự vệ được sử dụng để bảo vệ sản xuất nội địa trước sự gia tăng đột biến của bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào gây ra hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành đó. Nói cách khác, biện pháp tự vệ được sử dụng nhằm ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn.

 Theo Tô Văn Trường/NLĐ

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Tăng cường kiểm soát, xử lý xe ba bánh tự chế

Tăng cường kiểm soát, xử lý xe ba bánh tự chế

(LĐTĐ) Thời gian qua, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 14 - Công an thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, xử lý xe ba bánh tự chế, xe chờ hàng "cồng kềnh" trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Bình Dương: Nổ lớn tại hầm chung cư, nhiều người bị thương

Bình Dương: Nổ lớn tại hầm chung cư, nhiều người bị thương

(LĐTĐ) Vụ nổ được xác định xảy ra tại hầm chung cư Sunrise, nằm trên đường 30/4, thuộc phường Phú Hòa, thành phố (TP) Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tín hiệu vui từ việc thu phí sử dụng vỉa hè

Thành phố Hồ Chí Minh: Tín hiệu vui từ việc thu phí sử dụng vỉa hè

(LĐTĐ) Sau thời gian thực hiện thí điểm cho thuê một phần vỉa hè, nhiều tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã trở nên ngăn nắp, trật tự hơn. Phần đường dành cho người đi bộ cũng được đảm bảo hơn, không còn tình trạng người đi bộ phải đi xuống lòng đường như trước.
Hiệu quả từ sự đồng thuận

Hiệu quả từ sự đồng thuận

(LĐTĐ) Xác định việc thực hiện dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa đã tăng cường chỉ đạo, kịp thời nắm bắt tình hình, từ đó có những đề xuất, nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai. Đặc biệt, hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng đến từ sự đồng thuận của người dân.
Quận Hoàng Mai: Người dân khổ sở vì ngõ nhỏ biến thành nơi tập kết rác

Quận Hoàng Mai: Người dân khổ sở vì ngõ nhỏ biến thành nơi tập kết rác

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, nhiều đoạn trong ngõ 587 đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị một số đối tượng đổ trộm rác thải. Rác để lâu ngày gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Phường Quán Thánh ra quân tổng vệ sinh môi trường, lập lại trật tự đô thị

Phường Quán Thánh ra quân tổng vệ sinh môi trường, lập lại trật tự đô thị

(LĐTĐ) Tại buổi ra quân, các lực lượng chức năng phường Quán Thánh, quận Ba Đình, đã tiến hành quét dọn tổng vệ sinh, thu gom và vận chuyển rác thải đến nơi quy định tại các tuyến đường trên toàn địa bàn, kiểm tra và hướng dẫn các hộ gia đình lật úp các dụng cụ chứa nước như chai, lọ, lốp xe.
Đồng Nai: Ưu tiên người dân bị ảnh hưởng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mua nhà ở xã hội

Đồng Nai: Ưu tiên người dân bị ảnh hưởng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Những hộ dân nằm trong diện giải tỏa để thực hiện Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu nhưng không đủ điều kiện để bố trí tái định cư theo quy định được ưu tiên mua nhà ở xã hội (NƠXH).
Những tuyến đường đầu tiên ở TP.HCM được thí điểm cho thuê vỉa hè

Những tuyến đường đầu tiên ở TP.HCM được thí điểm cho thuê vỉa hè

(LĐTĐ) Từ ngày 9/5, 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bắt đầu cho thuê vỉa hè để làm điểm kinh doanh, mua bán và ra mắt phần mềm “Tra cứu và đăng ký sử dụng tạm thời hè phố quận 1”.
Thông tin về việc thu hồi đất thực hiện Dự án Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Thông tin về việc thu hồi đất thực hiện Dự án Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

(LĐTĐ) UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa ban hành Công văn số 794/UBND-VP gửi các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ dân tại 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để thực hiện Dự án xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?

Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?

(LĐTĐ) Trước thông tin UBND xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) có chủ trương xóa bỏ chợ chiều tại thôn Đoài, một số tiểu thương đang kinh doanh tại đây đã có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Đan Phượng và các cơ quan chức năng với mong muốn, chính quyền xem xét, lắng nghe nguyện vọng của dân, giúp giữ sinh kế cho hơn 100 tiểu thương tại chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động