Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?

(LĐTĐ) Trước thông tin UBND xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) có chủ trương xóa bỏ chợ chiều tại thôn Đoài, một số tiểu thương đang kinh doanh tại đây đã có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Đan Phượng và các cơ quan chức năng với mong muốn, chính quyền xem xét, lắng nghe nguyện vọng của dân, giúp giữ sinh kế cho hơn 100 tiểu thương tại chợ.
Quyết liệt giải tỏa, chống tái chiếm các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

“Lý lẽ” của tiểu thương

Xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) gồm có 3 thôn là: Thôn Đoài, Thượng Thôn và thôn Quý. Theo người dân tại đây, từ nhiều năm nay, vào các buổi chiều tại khu vực cổng làng thôn Đoài tiếp giáp với đê sông Hồng, đã trở thành địa điểm buôn bán, kinh doanh các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương. Tuy nhiên, năm 2022, người dân nhận được thông báo của UBND xã Liên Hà về việc giải tỏa, lấy đất chợ thôn Đoài để làm vườn hoa.

Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?
Khu vực chợ chiều thôn Đoài.

Phản ánh đến Báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Thị Thu (65 tuổi), tiểu thương buôn bán tại chợ thôn Đoài cho biết, chợ thôn Đoài trước đây có tên gọi là chợ Cầu. Chợ có diện tích khoảng 1.300m2 và được hình thành từ rất lâu. Hiện tại, chợ được họp tại khu vực đất công do UBND xã Liên Hà quản lý, trong đó có khoảng 10 gian ki-ốt được xã cho thuê để kinh doanh, buôn bán.

“Trước năm 1987, các hộ gia đình bán hàng tại chợ đã dựng lều bán hàng bằng tre nứa, lá cọ. Cạnh khu chợ, mặt đường trục chính của làng còn là khu đất trũng hoang hóa, có nhiều vũng, ao được một số gia đình đổ đất tôn tạo mặt bằng; xây dựng nhà cấp 4 vừa ở, vừa bán hàng ổn định cho đến nay. Năm 1988, UBND xã đầu tư xây dựng cầu chợ cho nhân dân bán hàng và hiện cầu chợ vẫn còn tồn tại”, nội dung đơn thư bà Thu trình bày.

Đang kinh doanh ổn định, đầu năm 2022, các tiểu thương buôn bán tại chợ thôn Đoài nhận được thông báo của UBND xã Liên Hà về việc di dời, xóa bỏ chợ lấy đất xây vườn hoa. Thế nhưng, theo phản ánh của người dân, điều khiến họ lo lắng là việc chính quyền địa phương không có kế hoạch bố trí nơi họp chợ mới cho các tiểu thương, điều này dẫn đến việc nhiều người dân mất việc làm, việc trao đổi, buôn bán của người dân địa phương bị ảnh hưởng.

Phản ánh về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thiềng, tiểu thương đang kinh doanh tại chợ thôn Đoài cho biết: “Chúng tôi không thấy bố trí khu vực họp chợ mới ở đâu nên đến xã để hỏi thì được biết là chợ sẽ chuyển sang chợ mới ở thôn Thượng Thôn. Thế nhưng, cuối năm 2022 chợ Thượng Thôn làm xong, diện tích chỉ khoảng 1.600m2, không đủ chỗ cho người dân thôn Thượng Thôn buôn bán, nhiều tiểu thương phải bày bán hàng hóa ra đường. Dó đó, nếu dồn tiểu thương ở chợ thôn Đoài lên chợ Thượng Thôn thì sẽ không đủ chỗ. Vì thế, việc xã lấy đất chợ thôn Đoài để làm vườn hoa mà không bố trí nơi họp chợ mới cho dân là rất vô lý”.

Khẳng định của chính quyền

Làm việc với chúng tôi về nội dung phản ánh của người dân và một số tiểu thương tại chợ chiều thôn Đoài, ông Đinh Hữu Thành - Chủ tịch UBND xã Liên Hà cho biết, khu vực chợ thôn Đoài hiện nay thực chất không phải là chợ. Trước đây, người dân thường họp chợ tại khu vực bên ngoài đê, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông. Sau khi chính quyền chấn chỉnh, người dân đã di chuyển vào bên trong cổng làng, trước các khu vực ki-ốt để kinh doanh, buôn bán và lấn chiếm lòng đường, từ đó tạo ra chợ cóc, chợ tạm.

Theo ông Thành, một số ki-ốt (hai bên đường cổng làng Liên Hà) thuộc đất của xã, trước đây cho người dân thuê kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Thành phố và của huyện Đan Phượng; từ cuối năm 2021, UBND xã Liên Hà đã chấm dứt hợp đồng cho thuê ki-ốt đối với gần 10 hộ tại khu vực hai bên đường cổng xã Liên Hà. Vấn đề này xã đã gửi thông báo đến các tiểu thương và nhân dân. Trong khi đó, khu vực chợ cóc này lại gần đình làng và có diện tích khoảng 1.300m2, không đủ diện tích để cải tạo, đầu tư xây dựng chợ theo chủ trương của Thành phố. Vì vậy, để bảo vệ di tích cũng như tạo cảnh quan, không gian sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân trong thôn, huyện đã có Quyết định phê duyệt chủ trương xây dựng vườn hoa tại đây. Về chủ trương này xã đã làm việc với các tiểu thương và người dân để trao đổi cụ thể.

“Việc triển khai dự án xây dựng vườn hoa tại vị trí thôn Đoài xã đã tổ chức họp và lấy ý kiến; theo đó, người dân cơ bản đều đồng thuận với chủ trương của huyện và xã, chỉ một vài trường hợp có ý kiến khác. Cùng đó, để giải quyết vấn đề kinh doanh, buôn bán cho các tiểu thương chợ chiều thôn Đoài, trước đó xã đã cải tạo chợ tạm ở thôn Thượng Thôn với diện tích 1.600m2. Các tiểu thương có nhu cầu kinh doanh buôn bán thì vào đó…”, ông Thành cho hay.

Trước ý kiến của một số tiểu thương và người dân trong việc không đồng thuận di dời, chuyển đổi chợ thành vườn hoa, ông Đinh Hữu Thành cho biết, xã đã ghi nhận ý kiến và báo cáo lên huyện. Về chủ trương, hiện xã vẫn tạo điều kiện cho người dân kinh doanh buôn bán; đồng thời, mong muốn huyện và Thành phố đầu tư xây dựng chợ đạt quy mô và tiêu chuẩn cho người dân xã Liên Hà. Cũng theo ông Thành, hiện vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, do đó, trong năm 2024 dự án cải tạo chợ thành vườn hoa tại xã Liên Hà tạm thời chưa thể triển khai.

Cũng liên quan đến phản ánh của người dân thôn Đoài xã Liên Hà, trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Viết Đạt - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết, hiện xã Liên Hà không có chợ. Điểm người dân họp chợ tại thôn Đoài chỉ là chợ cóc và có một số ki-ốt bán hàng mà người dân trước đây thuê lại của xã. Số còn lại chủ yếu kinh doanh dưới lòng đường. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu kinh doanh buôn bán của người dân, chính quyền đã bố trí xây dựng 2 chợ tạm tại thôn Thượng Thôn và chợ Dày (phục vụ nhu cầu người dân 2 xã Liên Trung và Liên Hà)...

Mặc dù đã triển khai 2 chợ tạm, tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu vực chợ tạm thôn Thượng Thôn hiện có diện tích 1.600m2, không đủ để các tiểu thương ở thôn Thượng Thôn vào kinh doanh buôn bán, chưa nói đến tiểu thương tại các thôn khác. Trong khi đó, khu vực chợ Dày lại được bố trí tại vị trí ngoài đê, xa khu dân cư, vì thế người dân và tiểu thương “không mặn mà” vào chợ.

Từ những thực tế trên cho thấy, việc chuyển đổi chợ cóc, chợ tạm thành vườn hoa hay các dự án công cộng tạo cảnh quan, khu vui chơi cho người dân địa phương là chủ trương hợp lý, được nhiều người dân đồng tình. Tuy nhiên, trước mong muốn của một số tiểu thương, chính quyền địa phương cũng cần lắng nghe thường xuyên và xử lý việc thông báo di dời chợ sao cho vừa đúng quy định của pháp luật mà cũng hợp lý và thuận tình.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Trụ trì Chùa Yên Phú thuộc xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bàn giao 1.188,2m2 đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Đào Thị Kim Lành - Công đoàn Trường Mầm non Tân Phương, huyện Ứng Hòa.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính

Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính" được tổ chức nhằm tạo diễn đàn khoa học cho đoàn viên Công đoàn Học viện Tài chính nghiên cứu, phân tích, trao đổi các nội dung lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, sứ mạng của tổ chức Công đoàn trong xây dựng và phát triển tổ chức, đơn vị trong điều kiện mới.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS); ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động năm 2024 - 2025; tặng quà cho con đoàn viên học giỏi và trợ cấp cho giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn năm 2024.
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Bộ Nội vụ đề xuất, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Tin khác

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Xem thêm
Phiên bản di động